Giá / Mô hình kinh tế

Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai

Bị Ép Giá, Nông Dân Vẫn Chỉ Biết Trồng Khoai
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/05/2012

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, nơi được coi là có diện tích trồng khoai lớn nhất khu vực ĐBSCL. Hàng ngàn héc-ta đất nông nghiệp nhiều tại đây đã chuyển sang trồng khoai do lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa nước. Cây khoai đã trở thành cây chủ lực. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nông dân đã tạm ngưng thu hoạch, bởi bị thương lái Trung Quốc ép giá thấp, lợi nhuận trở nên ít ỏi hơn so với nhiều năm trước.

Giá giảm còn 1/3

Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Tân, (Vĩnh Long), cho biết: "Giá khoai lang rớt thảm như hiện nay là do để thương lái Trung Quốc thâm nhập quá sâu vào người nông dân. Họ nắm bắt được tất cả các thông tin, từ khi bắt đầu trồng đến khi thu hoạch ra 1 kg khoai hết bao nhiêu tiền. Từ đó, họ biết người nông dân vẫn có lãi, nên ép giá mua và chỉ lãi rất ít".

Chưa bao giờ câu chuyện củ khoai lại "nóng ran" như bây giờ tại vựa lúa lớn nhất cả nước. Củ khoai được mua vào thời điểm cao nhất là 1 triệu đồng/tạ (Theo cách tính địa phương tương đương 60 kg). Như thời gian giá khoai cao như thế chỉ tồn tại trong vòng một tuần. Còn hiện nay, giá khoai lang tím tại huyện BìnhTân chỉ xê dịch từ 280 đến 350 ngàn đồng/tạ (60 kg).

Cũng theo ông Theo, người dân bắt đầu tin tưởng vào cây khoai lang là từ năm 2008, giá khoai liên tục xê dịch từ 500 đến 1 triệu đồng/tạ (60 kg). Đến vào thời điểm cuối năm 2011, giá khoai đẩy lên 1 triệu đồng/tạ, lại đúng lúc vào mùa lũ nước dâng cao, nên nông dân bán với giá cao này chỉ được khoảng 150 tấn khoai.

Đến thời điểm hiện nay, củ khoai mà người dân huyện Bình Tân và huyện Bình Minh (Vĩnh Long), trồng ra sản phẩm chỉ có thương lái địa phương thu mua rồi bán cho người Trung Quốc. Chưa có một doanh nghiệp nào trong nước đứng ra thu mua, cạnh tranh củ khoai với thương lái nước ngoài.

Do đó, người dân không biết bấu víu vào ai khi củ khoai đã đến độ thu hoạch. Thậm chí, đến thời điểm hiện nay, một số vựa của nông dân và thương lái mua khoai thuê cho các thương lái Trung Quốc đã bị xù nợ lên đến hàng tỉ đồng.

Bởi, cách làm ăn mà người dân ĐBSCL trồng khoai đến ngày bán khoai là rất tin tưởng đối tác. Khoai được bán lần đầu và lần sau đến lấy lại mới trả tiền, cứ thế, nhiều năm qua người dân vẫn tin tưởng giao hết khoai cho thương lái nước ngoài. Do củ khoai chỉ có độc quyền thương lái nước ngoài "ngự trị" giá cả, nên giá cả cao hay thấp họ cũng không biết kêu ai (!?)

Số liệu mới nhất từ Phòng NN huyện Bình Tân cho thấy, toàn huyện có hơn 8.200 ha diện tích trồng khoai lang tím, khoai lang trắng sửa, trong đó, có 70% (5.400 ha) diện tích trồng khoai lang tím Nhật Bản.

"Người nông dân đã thu hoạch được khoảng 2.894 ha, bán với giá từ 600 đến 800 ngàn đồng/tạ (60 kg). Nếu 1 công đất (1.000 m2) với giá hiện nay vẫn lãi từ 2 đến 2,5 triệu đồng (trừ tất các chi phí đối với người không thuê đất - PV). Đến bây giờ, giá khoai rớt thảm, diện tích còn lại người dân vẫn đang chờ giá tăng lên rồi mới thu hoạch". Ông Theo thông tin.

Khoai vẫn hơn lúa

Dù giá khoai lang có rớt giá đến mức thấp chưa từng có, kể từ khi người nông dân 2 huyện Bình Tân và Bình Minh biết làm giàu từ củ khoai. Nhưng, những người nông dân chân chất vẫn tiếp tục trồng khoai lang, họ vẫn tin là có lãi và một ngày giá khoai lại tăng lên.

Vợ chồng ông Lại Văn Bé, ở ấp Thạnh An, xã Thành Đông, (huyện Bình Tân) cho biết: "Gia đình trồng khoai trên 10 công đất, bán khoai được với giá hơn 500 ngàn đồng/tạ (60 kg). Bây giờ giá khoai giao động trên dưới 300 ngàn đồng/tạ thì nông dân không đi thuê đất vẫn lãi chừng 3 triệu đồng, còn người đi thuê đất thì huề vốn hoặc lỗ ít".

Cũng quan điểm với ông Bé, nhiều người dân tại xã Thành Đông vẫn tiếp tục trồng khoai, bởi củ khoai cho năng suất cao thì lãi nhiều hơn so với trông lúa.

Còn ông Võ Văn Phèng, (60 tuổi), người có thâm niên trồng khoai trên 30 năm, tại ấp Thành An, xã Thành Đông, (huyện Bình Tân), cho biết: "Thương lái nước ngoài ép giá có lí do là khoai kém chất lượng ở huyện Cờ Đỏ, (TP. Cần Thơ), nông dân trồng thuê về trộn lẫn khoai ở huyện Bình Tân. Dẫn đến, thương lái vào mua và chê khoai lang Bình Tân kém chất lượng, rồi ép giá. Chúng tôi đang chờ khoai lang ở huyện Cờ Đỏ, (TP. Cần Thơ), bán hết rồi lúc đó mới thu hoạch. Nếu 1 tháng nữa, giá khoai không lên thì chúng tôi vẫn bán khoai và tiếp tục trồng khoai".

Còn ông Ngô Văn Tua, Chủ nhiệm HTX NN&DV Thành Đông, cho biết: "1 công đất trồng khoai, tính hết mọi chi phí khoảng 12 triệu đồng, mà một công đất (1.000 m2) năng suất khoảng 50 tấn. Với giá hiện nay, nông dân có lãi ít, chỉ những người đi thuê đất trồng khoai thì không có lãi, có khi lỗ".

Rất nhiều người dân tại huyện Bình Minh và Bình Tân (Vĩnh Long), vẫn tỏ ra bình tĩnh, bởi họ cho rằng, giá khoai lên xuống là do thị trường ế ấm. Nên câu chuyện trồng khoai có lãi ít hay nhiều thì những người nông dân chân chất tại đây vẫn tiếp tục nhân giống trồng khoai. Hơn bao giờ hết, người nông dân sống trên vựa lúa cần lắm sự ra tay của một doanh nghiệp trong nước, đứng ra thu mua khoai để cạnh tranh giá cả với thương lái nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Ao Đang Gặp Khó Khăn Về Giá Ở Bến Cầu (Tây Ninh) Nuôi Cá Ao Đang Gặp Khó Khăn Về Giá Ở Bến Cầu (Tây Ninh)

Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.

19/05/2012
Sản Xuất Thành Công Giống Ốc Hương Ở Quảng Ngãi Sản Xuất Thành Công Giống Ốc Hương Ở Quảng Ngãi

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

19/05/2012
Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Bắc Ninh Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Bắc Ninh

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

19/05/2012