Giá / Tôm sú

Bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm

Bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm
Tác giả: H.L (Tổng hợp)
Ngày đăng: 20/11/2018

Phòng bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm cần được thực hiện từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu lựa chọn con giống chất lượng không mang mầm bệnh, kết hợp với các biện pháp nuôi tôm theo công nghệ sinh học, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm bị bệnh vàng mang

Nguyên nhân: Có thể do Virus hoặc xì phèn làm pH thấp trong lúc tôm đang lột xác… Để biết chính xác người nuôi có thể mang mẫu tôm bệnh đi xét nghiệm.

Vàng mang, vàng gan trên tôm do virus

Bệnh đầu vàng (YELLOW HEAD DISEASE - YHD) là loại bệnh nguy hiểm do virus hình que có kích thước 44±6x173±13nm gây ra, nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm, chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae.

Khi tôm nhiễm virus đầu vàng có biểu hiện phát triển nhanh, ăn nhiều hơn mức bình thường rồi đột ngột ngừng ăn, sau 1-2 ngày thì dạt vào bờ và chết, quan sát mang và gan tụy của tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt.

Bệnh đầu vàng có khả năng gây ra thiệt hại 100% trong vòng 3-5 ngày, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50-70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.

Một số cách phòng bệnh

Bệnh đầu vàng hiện tại chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nào, khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh thì chỉ có thể hạn chế thiệt hại, ngăn chặn lây lan đến mức thấp nhất có thể ( YHD lây lan theo đường ngang giống như bệnh đốm trắng trên tôm, hả năng lây lan và bùng phát nhờ các vật chủ mang mầm bệnh là rất cao ).

Phòng bệnh đầu vàng trên tôm:

Chọn con giống chất lượng, sạch bệnh để thả nuôi. Có thể nói con giống chính là yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi vì thế cần phải hết sức kỹ lưỡng ở khâu chọn giống.

Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, tiến hành diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới ngăn chim, giáp xác từ ngoài xâm nhập vào ao. Nạo vét bùn đáy áo và bón vôi, phơi ao từ 5-7 ngày rồi cấp nước vào ao. Khi cấp nước phải dùng màng lọc để ngăn ấu trùng, trứng của các vật chủ trung giang mang mầm bệnh. Sau đó dùng các loại thuốc diệt khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh, kết hợp với cấy men vi sinh có lợi để tạo cân bằng sinh học trong ao nuôi trước khi thả tôm.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp quản lý sức khoẻ tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa Giải pháp quản lý sức khoẻ tôm nuôi trong giai đoạn chuyển mùa

Để giúp bà con khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi vào thời điểm chuyể

20/11/2018
Điều gì xảy ra trên tôm nhiễm Vibrio harveyi và V. parahaemolyticus Điều gì xảy ra trên tôm nhiễm Vibrio harveyi và V. parahaemolyticus

Việc điều tra sự tương tác giữa vi khuẩn và vật chủ xảy ra trong đường tiêu hóa có thể dẫn đến các chiến lược mới để phòng ngừa, kiểm soát các bệnh nhiễm trùng

20/11/2018
Lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tôm nuôi Lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tôm nuôi

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm đã kéo theo việc suy giảm sản lượng trên toàn thế giới mà nguyên nhân chính là việc bùng phát dịch bệnh

20/11/2018