Giá / Tin thủy sản

Bệnh trên cá - Rận cá

Bệnh trên cá - Rận cá
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 18/06/2019

Rận cá hay còn gọi là Argulus, là loài giáp xác hình đĩa, sống bám bằng cách tiêm một loại en-zim tiêu hóa vào da hoặc mang cá và sau đó hút thịt bị thối. Chúng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thường có kích thước từ 1/5 inch đến 2/5 inch (5 mm đến 10 mm) và là một loại ký sinh trùng phổ biến trong ao cá. Rận cá ký sinh cũng có thể là căn nguyên gây ra bệnh nhiễm trùng.

Về mặt sinh học, rận cá thuộc phân lớp  Branchiura, hoặc ký sinh trùng cá. Chúng cũng được phân loại về mặt sinh học là Crustacea có lớp  vỏ ki-tin cứng cáp bao bọc, do đó phải sinh trưởng bằng cách lột xác.

Rận cá giao phối khi ở trên cá chủ, và sau đó con cái đi đẻ trứng trên cây hoặc các vật thể khác ở dưới nước. Trứng rận thường được đẻ vào mùa đông và nở vào khoảng mùa xuân khi nhiệt độ nước tăng lên. Các ấu trùng trải qua vài lần tiến hóa thay đổi trong quá trình phát triển của chúng và thường ủ trên cơ thể cá chủ trong vòng bốn ngày. Chúng tiếp tục phát triển trên cơ thể cá và chu kỳ tăng trưởng có thể mất từ 30 đến 100 ngày, tùy thuộc vào sự biến đổi nhiệt độ.

Có hai cái vòi hút lớn trên cơ thể của rận cá được sử dụng để hút máu kết hợp với cái miệng nhỏ hơn một chút của chúng. Điều này làm cho cá chủ bị kích thích và lừ đừ, khu vực bị ký sinh thường trở nên sưng tấy. Các vết đốt của rận cá cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn lây nhiễm vào cá, có thể dẫn đến các tình trạng như loét da và bệnh ở mang cá. Sự căng thẳng gây ra bởi rận cá có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm  ký sinh trùng như Costia và đốm trắng. Cũng có khả năng chổ nhiễm trùng do rận cá gây ra là một dạng thức ăn của rận.

Sử dụng chất ức chế ki-tin là một giải pháp thay thế, giúp ngăn rận cá non phát triển trong quá trình lột xác; điều trị này không độc hại cho cá. Thuốc ức chế ki-tin có thể loại bỏ triệt để sự hình thành phát triển của ký sinh trùng giáp xác chỉ trong năm ngày.


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng chủ yếu do xuất khẩu cá thịt trắng và giáp xác tăng.

18/06/2019
Nuôi cá tra theo công nghệ sinh học cho sản lượng cao, an toàn thực phẩm Nuôi cá tra theo công nghệ sinh học cho sản lượng cao, an toàn thực phẩm

Đều là nông dân nuôi trồng thủy sản nhưng ai cũng hít hà trước sự đầu tư khủng của trang trại nuôi cá tra

18/06/2019
Bệnh trên cá - Tổn thương mắt Bệnh trên cá - Tổn thương mắt

Các vấn đề về mắt ở cá có thể kể ra một hàng dài các nguyên nhân khác nhau từ vi khuẩn đến suy dinh dưỡng.

18/06/2019