Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Các ao bị nhiễm virus SEMBV đều đã tháo các dàn đập nước bỏ lên bờ, xử lý hóa chất chlorine tiêu diệt mầm bệnh.
Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.
Trong đó, diện tích hồ tôm đã phát bệnh ở xã Phước Thắng là hơn 22 ha (có 7,8 ha bị bệnh đốm trắng), xã Phước Hòa hơn 13 ha (có gần 3,5 ha bị bệnh đốm trắng), xã Phước Sơn gần 11 ha và xã Phước Thuận 3,4 ha tôm bị bệnh do môi trường.
Những ao tôm mắc bệnh đốm trắng được tỉnh hỗ trợ hóa chất chlorine xử lý diệt mầm bệnh tránh không để lây lan. Theo ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến như xã Phước Thắng, bước đầu các ao bị bệnh tôm đều đóng kín các cổng, và đã sử dụng 2.280 kg chlorine do tỉnh hỗ trợ xử lý đúng theo qui trình, nỗ lực chặn đứng dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.

Những năm gần đây, nhờ lợi thế về vị trí địa lý, vị trí địa lý, giao thông, nguồn nguyên nguyên liệu và đầu ra sản phẩm, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (CBTACN) tỉnh Bình Định có bước phát triển khá mạnh.

Trung bình lượng vải thiều tiêu thụ tại các thị trường trong nước và xuất khẩu đạt khoảng 3.900 tấn/ngày, lúc cao điểm có thể đạt khoảng 5.000 tấn/ngày.