Giá / Tin thủy sản

Bến Tre hạn chế thả giống tôm biển nuôi do ảnh hưởng thời tiết và dịch bệnh

Bến Tre hạn chế thả giống tôm biển nuôi do ảnh hưởng thời tiết và dịch bệnh
Tác giả: Xuân Hương
Ngày đăng: 07/04/2016

Đặc biệt, xã An Nhơn (Thạnh Phú) thiệt hại trên 60%. Kết quả quan trắc môi trường đợt ngày 30-3-2016, tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng tuy có giảm nhưng dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, có xu hướng bùng phát, lây lan trên diện rộng, tôm chết ở giai đoạn từ 15 - 40 ngày tuổi, chủ yếu do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo một số giải pháp: không nên thả giống vào thời điểm hiện nay cho đến ngày 31-5-2016 (25-4 âm lịch) đối với các vùng nuôi thuộc xã: Phú Vang, Định Trung, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Bình Thắng, Thạnh Trị (Bình Đại); An Hòa Tây, An Đức, Bảo Thuận, Tân Xuân (Ba Tri); Thạnh Phong, An Nhơn, An Qui, Giao Thạnh, Mỹ An (Thạnh Phú) do dịch bệnh đang xảy ra và diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan trên diện rộng. Riêng đối với các ao trong vùng nuôi này đã bị thiệt hại cần phải cải tạo lại thật kỹ, có thời gian cách ly trên 30 ngày và chờ khi nào điều kiện môi trường ổn định mới tiếp tục thả giống.

Đối với các vùng còn lại không nên thả giống ở những vùng có độ mặn cao trên 25%o nên thả chậm đón mùa mưa (dự báo tháng 6-2016 có mưa). Đối với các ao tôm đã thả nuôi, áp dụng quy trình nuôi kín, ít thay nước đối với những khu vực thường xuyên xảy ra dịch bệnh nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh. Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng.

Quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi. Tăng cường bố trí quạt nước hợp lý, thường xuyên theo dõi kiểm tra môi trường nước, sức khỏe tôm nuôi, tuyệt đối không được bơm bùn đáy ao, chất thải, nước thải có chứa mầm bệnh ra ngoài kênh rạch tự nhiên khi chưa được xử lý triệt để; khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người nuôi phải tự giác khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, UBND xã hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện để được hướng dẫn cách ly và xử lý kịp thời.

Đặc biệt, phải thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết, hạn mặn, các khuyến cáo, thông báo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản để có kế hoạch thả giống phù hợp. Người nuôi và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm biển phải thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giống (giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh).


Có thể bạn quan tâm

Sên vét ao, đầm bằng máy hút chỉ được thực hiện trong tháng 9 và 10 hằng năm Sên vét ao, đầm bằng máy hút chỉ được thực hiện trong tháng 9 và 10 hằng năm

Ngày 1/4, Sở NN&PTNT lấy ý kiến sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 24/2014/QĐ- UBND ngày 3/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành quy định sên, vét đất, bùn trong cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

07/04/2016
Lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản tràn lan có nguyên do một phần là hệ thống nhân viên quảng cáo, marketing... của các công ty kinh doanh thuốc thú y, thủy sản lan rộng tới từng ao nuôi. Trong khi đó, một số hộ nuôi thiếu kiến thức nên nghe ai mách gì dùng nấy cho tôm, cá...

07/04/2016
Giải pháp nuôi thủy sản ứng phó hạn, xâm nhập mặn Giải pháp nuôi thủy sản ứng phó hạn, xâm nhập mặn

Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016 tại các tỉnh Nam bộ.

07/04/2016