Bắp lai P2P phù hợp vùng đất đỏng đảnh
Nông dân “chắc bắp”, có ăn
Vụ đông xuân 2015 - 2016, ông Lê Văn Mẫu (ở Phú Thứ) sản xuất 1.000m2 bắp lai giống P2P. Theo ông Mẫu, vụ này nắng hạn kéo dài và có sương mù nên sâu bệnh xuất hiện nhiều, sản xuất dễ rủi ro. Thế nhưng giống bắp này đã thích nghi tốt, sinh trưởng mạnh, không bị nhiễm bệnh thối thân và khô vằn như một số giống đối chứng. Kết quả thực thu, ruộng bắp trên đạt 80 tạ/ha, trừ chi phí ông còn thu lãi 26 triệu đồng/ha/vụ. Đây là mức lợi nhuận hiếm có trên cùng diện tích ở đây; và chân đất này có thể trồng 3 vụ bắp/năm.
Ngoài giống P2P, SSC đang tiếp tục nghiên cứu, cung ứng đến bà con giống cao sản như bắp lai đơn LVN 10, DK 6919, SSC 2095, SSC586… cùng nhiều loại bắp nếp như MX 2, MX 4, MX6, MX10 và đặc biệt giống bắp nếp chống chịu tốt bệnh sọc lá được ND ưa chuộng CX247. Điều này nhằm đa dạng đầu ra, đảm bảo để ND vùng chuyên canh bắp đạt lợi nhuận ổn định 50 triệu đồng/ha.
“Do thiếu nước, hàng ngàn hecta đất vùng này đã phải bỏ làm lúa, chuyển sang cây màu. Thế nhưng thu nhập không cao do sản lượng thấp, sâu hại nặng nề. Tôi thấy chi phí sản xuất giống bắp P2P rất nhẹ, chỉ cần gieo 1kg giống/sào (500m2), thực hiện bón phân cân đối, thường xuyên làm cỏ, thăm đồng là có thu khá. Giống bắp này chịu hạn tốt, trái dài, hạt lớn nên năng suất luôn cao hơn 30% các giống bắp tôi đã trồng. Đầu ra của bắp luôn khá ổn định, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu; giá bắp hạt hiện cỡ 6.000 đồng/kg là ND… chắc bắp, có ăn!” - ông Mẫu nói.
Theo ông Trần Văn Sơn - ND cũng đang làm bắp tại Phú Thứ, vùng đất này tỏ ra rất phù hợp với bộ giống của SSC: “Nhiều người vùng này rất chú trọng kỹ thuật bón phân, trừ sâu nhưng chưa chú trọng chọn giống nên năng suất thấp. SSC đã đưa ra bộ giống hợp thông thổ và cử người hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rất tận tình. Năng suất và mức thu nhập như giống bắp P2P này là quá ổn”.
Nhàn nhã, lợi cao
Ông Võ Văn Cho - Chủ tịch Hội ND thị trấn Phú Thứ cho hay, khu vực đất cao của huyện Tây Hòa này đang dần trở thành vùng chuyên canh bắp. Cây bắp đã dần trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, thay thế dần các thửa đất lúa bấp bênh. “ND làm bắp thì nhàn nhã hơn hẳn so với làm lúa. Các khâu làm đất, bón phân, trừ sâu, thủy lợi... đều khá nhẹ. Chỉ cần thêm việc chọn được giống bắp tốt là lợi nhuận có thể cầm chắc gấp 2 - 3 lần so với làm lúa trên cùng chân đất” - ông Cho phân tích.
Theo ông Nguyễn Văn Tân - Phó phòng NNPTNT huyện Tây Hòa, chi phí đầu tư trong sản xuất đang được bà con nông dân hạch toán rõ ràng, chứ không “mông lung” như trước đây. Tại huyện, hàng trăm hecta đất “cao chân” thiếu nước đã được nông dân chuyển hẳn sang sản xuất hoa màu, đem lợi nhuận vượt trội. Trong đó, vùng chuyên canh bắp ven sông Ba đã hình thành. Khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, cho năng suất cao của giống bắp P2P đang được ngành nông nghiệp địa phương đánh giá cao. Vì thế, giống bắp này đang hội đủ điều kiện để nhân rộng, tạo bước đột phá lợi nhuận cho vùng chuyên canh bắp Tây Hòa…
Có thể bạn quan tâm
Trưa 3.5, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa bắt quả tang trên 2.000 sản phẩm thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) không được phép lưu hành tại Việt Nam. Những sản phẩm thuốc BVTV trên gồm các dạng như gói, chai và hộp của nhiều nhãn hiệu khác nhau.
Với mục đích đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu nông sản an toàn tới người tiêu dùng, giới thiệu những địa chỉ bán nông sản đã được kiểm soát an toàn thực phẩm, sáng nay (5.5), Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN chính thức tổ chức buổi họp báo triển khai Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn” và công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh – Nông sản Sạch”.
Nhiều chủ trang trại tỏ ra rất bức xúc với nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bởi chính họ cũng là nạn nhân của tình trạng này...