Giá / Mô hình kinh tế

Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím

Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím
Tác giả: 
Ngày đăng: 26/05/2012

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

Nhận thấy nhím là loài gặm nhấm rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ tháng 6–2011, ông Phạm Phó bắt đầu nuôi thử nghiệm 34 con nhím sinh sản, trọng lượng của mỗi con khoảng 1,5 kg. “Giá nhím giống lúc đó khoảng 13 – 14 triệu đồng/cặp. Để có 17 cặp nhím giống, tôi đã phải bỏ ra gần 238 triệu đồng” - ông Phó cho biết.

Sau gần 11 tháng chăm sóc, đàn nhím của ông Phó thích nghi với môi trường, sinh trưởng tốt và tăng trọng ổn định. Hiện nay, mỗi con nhím đã có trọng lượng lên tới 11 kg. Ông Phó cho biết, hiện nhím đang có giá, nhưng đàn nhím của ông đang chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản nên ông giữ lại để nhân giống.

Ông Phó tính, nếu bước sang năm thứ 2, nhím bắt đầu sinh sản, thì mỗi năm một nhím mẹ sẽ sinh được từ 5 - 6 nhím con (3 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 2 con). Như vậy, với giá hiện nay, riêng bán nhím giống, ông đã thu được hơn 40 triệu đồng.

Nhím ăn tất cả các loại rau, củ, quả… nên rất dễ kiếm thức ăn. Một con nhím trưởng thành chỉ ăn khoảng 1 - 2 kg thức ăn/ngày. Chuồng nhím cũng không cần rộng quá, tính trung bình mỗi ô chuồng chỉ từ 1,2m x 0,7m là đủ cho một cặp nhím sinh trưởng và phát triển tốt. Giá nhím giống và nhím thịt cũng khá ổn định. “So với heo, bò, gà… thì nuôi nhím đơn giản hơn nhiều. Già cả như tui, chọn vật nuôi này là phù hợp nhất, vừa có thu nhập, không phải nhờ con cháu, lại có việc làm cũng khuây khỏa tâm hồn” - ông Phó phấn khởi nói.

Anh Nguyễn Văn Quang, cán bộ UBND xã Nghĩa Thành cho biết, hiện nay, ở huyện Châu Đức, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ mạnh. “Bởi vậy, mô hình nuôi nhím của ông Phạm Phó bây giờ tự dưng trở thành mô hình thí điểm. Ông Phó cũng tự nguyện làm “chuyên gia” truyền đạt kinh nghiệm nuôi nhím cho bà con học tập” - anh Quang cười nói.

Có thể bạn quan tâm

Phải Thay Đổi Tư Duy Xây Dựng Nông Thôn Mới Phải Thay Đổi Tư Duy Xây Dựng Nông Thôn Mới

TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

26/05/2012
Nông Dân Ồ Ạt Đốn Bưởi Năm Roi Nông Dân Ồ Ạt Đốn Bưởi Năm Roi

Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân

26/05/2012
Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/05/2012