Giá / Tin thủy sản

Astaxanthin tự nhiên từ tảo biển

Astaxanthin tự nhiên từ tảo biển
Tác giả: Đan Linh - Theo Shrimpfeed
Ngày đăng: 18/06/2021

Heidi Kuehnle, sáng lập kiêm CEO Công ty Kuehnle AgroSystems (KAS) vừa phát triển công nghệ cải tiến độc quyền để sản xuất astaxanthin tự nhiên – một trong những thành phần chính trong thức ăn thủy sản cho cá hồi Atlantic và TTCT. 

KAS là nhà thầu phụ của dự án sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo nhiều năm qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển các loại tảo để sản xuất phụ phẩm protein.

Hawaii đã được công nhận là nơi cung ứng astaxanthin chất lượng cao nhất làm từ tảo Haematoccocus, thông qua ngành công nghiệp dược thực phẩm của vùng. Từ năm 2019, KAS đã tập trung vào sản xuất astaxanthin làm phụ gia thức ăn thủy sản. Chất tạo màu và kháng ôxy hóa này được tạo ra từ toàn bộ thành phần tế bào của tảo, thay vì chiết xuất tảo thường thấy. Trước đây, hiệu quả của tảo Haematoccocus quang hợp đã được công nhận như một thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi trong những giai đoạn đầu đời trước khi astaxanthin tổng hợp được ứng dụng rộng rãi.

Sản xuất astaxanthin trong bóng tối bằng công nghệ lên men hiếu khí, lại hứa hẹn nhiều lợi thế vượt trội hơn công nghệ truyền thống về quy mô và hiệu quả kinh tế.

Ngày nay, màu sắc là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm tôm, cá. Nhiều người tiêu dùng không nhận thức được màu tổng hợp sử dụng trong sản phẩm thủy sản, dù nhà sản xuất bắt buộc phải ghi chú cụm từ “chất tạo màu” trên nhãn sản phẩm lưu hành tại thị trường Mỹ. Astaxanthin tổng hợp thay thế astaxanthin tự nhiên với lợi thế về giá và nguồn cung. Nhưng người tiêu dùng vẫn luôn mong chờ một sản phẩm thực sự từ thiên nhiên.

Nói về quy trình sản xuất, Heidi Kuehnle chia sẻ, Haematococcus là một vi sinh vật quang hợp cần ánh sáng để phát triển; nhưng phát triển rất chậm và sản xuất ở quy mô công nghiệp thường thất bại, do nhiều yếu tố liên quan đến thời tiết hoặc vật ăn thịt. Bằng công nghệ độc quyền, KAS nuôi cấy tảo như một nấm men hơn là tế bào thực vật khi được nuôi dưỡng trong bóng tối và sử dụng dấm acetic axit làm thức ăn. Chọn lựa tảo Haematococcus và Chlamydomonas, Công ty có thể sản xuất với khối lượng lớn, hiệu quả chi phí hơn, tiết kiệm thời gian hơn so công nghệ thông thường bằng lò phản ứng quang học và ống dẫn nước. Hiện, sản phẩm astaxanthin từ tảo đã được thử nghiệm trên tôm và cá hồi, với phản hồi tích cực từ người sử dụng, tuy nhiên dữ liệu chưa được công bố.

Haematococcus astaxanthin được ưa chuộng hơn chất tổng hợp trong nuôi tôm, với hiệu quả tốt hơn dù ở liều dùng thấp hơn. Theo tính toán của nhà sản xuất, chỉ với 3 cents sản phẩm astaxanthin từ tảo, giá bán buôn tôm sau thu thoạch có thể tăng lên 3 USD/kg, sau khi màu sắc của tôm chuyển từ màu nhạt sang màu đỏ bắt mắt.

Liều dùng khuyến nghị từ nhà sản xuất cho cá hồi nuôi và các loại cá thịt đỏ khác là 50 – 80 ppm astaxanthin (50 – 80 g astaxanthin/tấn thức ăn), từ giai đoạn cá giống đến trưởng thành. Tuy nhiên, liều dùng có thể thấp hơn và sử dụng trước hoặc sau quá trình ép đùn thức ăn. Tùy đối tượng nuôi, liều lượng khuyến nghị ở tôm là 75 – 100 ppm astaxanthin tảo, sử dụng trong 1, 2 tháng trước thu hoạch. Nhưng hiện nay một số trại nuôi cũng có thể sử dụng phụ gia này 1, 2 tuần trước thu hoạch. Ngoài tạo màu, astaxanthin còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đây là chất kháng ôxy hóa cực mạnh và chống stress trên tôm, cá. Ở cá hồi, astaxanthin kích thích tăng trưởng và tỷ lệ sống ở cá non và thậm chí thực hiện chức năng như một tiền Vitamin A.


Có thể bạn quan tâm

3 thành phần thức ăn thay thế từ nguồn lợi biển 3 thành phần thức ăn thay thế từ nguồn lợi biển

Khi nguồn cung bột cá, dầu cá dần cạn kiệt, nhiều sinh vật biển khác có tiềm năng trở thành nguyên liệu thức ăn thủy sản cần thiết thay thế.

18/06/2021
Tôm nuôi bị ảnh hưởng thế nào khi nắng nóng? Tôm nuôi bị ảnh hưởng thế nào khi nắng nóng?

Khi thời tiết nắng nóng, tôm nuôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Làm thế nào để giảm độ mặn trong ao tôm nuôi hiệu quả?

18/06/2021
Ứng phó với nắng nóng gay gắt kéo dài Ứng phó với nắng nóng gay gắt kéo dài

Trong ngày 14/6, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đã có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35 – 36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

18/06/2021