Anh Nguyễn Văn Hùng Thoát Nghèo Bền Vững

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.
Gia đình anh đầu tư thâm canh 5 sào lúa nước, đạt năng suất bình quân 7 tạ/sào, trừ chi phí sản xuất còn lãi 7-8 triệu đồng/vụ. Năm 2001, anh mua 2 con bò nái giống về nuôi đến nay sinh sản được 10 con, trị giá gần 100 triệu đồng. Anh Hùng thuê máy san ủi phá bờ từ những đám ruộng nhỏ thành ruộng lớn tiện việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng chí thú làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm qua người nuôi bò sữa thực sự có lãi nhờ giá thu mua của các nhà máy chế biến khá cao nên có xu hướng phát triển bền vững hơn. Bên cạnh hộ gia đình đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp của các công ty chế biến sữa như Vinamilk, TH milk, Future milk, Mộc Châu milk… Thế nhưng, chăn nuôi bò sữa không chỉ có cơ hội mà còn gặp những thách thức mới.

Nằm giữa sông Tiền, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp thích hợp cho các loại cây có múi giá trị kinh tế cao: Sầu riêng hạt lép giống Monthong và Ri 6.

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo giữa kỳ với nhóm nghiên cứu Viện Hải dương học Nha Trang, các ban ngành liên quan, đại diện các hợp tác xã nuôi nghêu trong tỉnh Bến Tre, để đánh giá kết quả ban đầu đề tài Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển nghề nuôi nghêu, sò bền vững.