Giá / Mô hình kinh tế

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?
Tác giả: 
Ngày đăng: 28/06/2012

Giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua, đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa...

Tỉnh Bến Tre có gần 60.000 ha vườn dừa, đây là địa phương có diện tích cây dừa lớn nhất cả nước. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, gần đây trái dừa và các sản phẩm từ dừa ở tỉnh Bến Tre liên tục giảm giá. Ở thời điểm này, giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua. Đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa để chuyển sang mục đích khác. Giải pháp nào để cứu vãn cho vườn dừa thương phẩm? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa tìm được tìm được lời đáp.

Bế tắc đầu ra

Đến tỉnh Bến Tre những ngày này, mọi người dễ dàng chứng kiến cảnh trái dừa ế ẩm. Tại các khu vườn, trái dừa khô rụng đầy gốc dừa. Dọc theo các tuyến đường giao thông, trái dừa khô chất thành đống đang chờ thương lái. Nhà vườn tỉnh Bến Tre cho biết, chưa có bao giờ đầu ra của trái dừa bế tắc như bây giờ. Hiện tại, giá dừa khô được thương lái thu mua ở mức trên dưới 15.000 đồng/chục, tương đương khoảng 1.000 đồng/trái. Với mức giá này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm ngoái.

Tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Bến Tre, nông dân không bán được trái dừa khô phải để lên chồi, bỏ phế. Ông Nguyễn Văn Lường, nhà vườn xã Mỹ Thanh An (thành phố Bến Tre) nhẩm tính: “1 ha trồng dừa chỉ thu được 15 triệu đồng/năm, nếu trừ đi chi phí cho nhân công thu hoạch dừa, thuốc… thì còn chưa đến 10 triệu đồng. Trong khi đó một trái bưởi da xanh hiện nay giá trị bằng 30 trái dừa. Như vậy cây dừa hiện nay thu nhập thấp nhất so với tất cả các lọai cây ăn trái. Nếu nhà nước không có giải pháp nào cứu vãn vườn dừa chắc nông dân phá bỏ dừa hết”.

Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre, mỗi năm vườn dừa của tỉnh Bến Tre cung ứng cho thị trường trên 420 triệu trái, đạt 40% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các mặt hàng từ dừa có thể chế biến ra 100 mặt hàng để xuất khẩu ra 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó chủ lực vẫn là cơm dừa nạo sấy. Thời gian qua, đầu ra của trái dừa vẫn bị phụ thuộc vào thị trường ngoài nước; trong đó Trung Quốc tiêu thụ khoảng 35%, các nước Trung Đông, Bắc Phi tiêu thụ khoảng 50% sản phẩm từ dừa.

Gần 1 năm qua, giá dừa liên tục giảm, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng khu vực Trung Đông - một trong những thị trường tiêu thụ dừa Bến Tre còn bị bất ổn về chính trị. Đầu ra trái dừa thương phẩm bị thu hẹp nên đời sống người trồng dừa và hoạt động các doanh nghiệp chế biến dừa gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh Bến Tre có 80% dân số trồng dừa; 10 doanh nghiệp và gần 100 cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Người trồng dừa hoang mang

Theo thống kê, ở thời điểm này sản lượng dừa khô ở tỉnh Bến Tre tồn đọng trong dân khoảng 60 triệu trái. Doanh nghiệp và nhà vườn đang loay hoay tìm kiếm đầu ra cho trái dừa. Thời gian qua, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Bến Tre đã có nhiều cuộc họp với các ngành hữu quan, các doanh nghiệp và nhà vườn để bàn giải pháp khắc phục khó khăn cho trái dừa.

UBND tỉnh Bến Tre ban hành chỉ thị về việc ổn định giá dừa nguyên liệu trong tỉnh; trong đó nêu ra hàng loạt các giải pháp các cấp các ngành liên quan phải khẩn trương thực hiện để cứu nguy cho người trồng dừa. Bến Tre kiến nghị TW miễn thu thuế xuất khẩu dừa. Tuy nhiên mặt hàng dừa vẫn trong tình trạng “cung vượt cầu”.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

28/06/2012
Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

28/06/2012
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

28/06/2012