Giá / Tin nông nghiệp

4 lợi ích của giun đất với nhà nông

4 lợi ích của giun đất với nhà nông
Tác giả: Thu Hà
Ngày đăng: 11/07/2017

Nhiều nông dân nuôi giun để làm đất tơi xốp, ủ phân hữu cơ, xử lý chất thải, làm thức ăn chăn nuôi...

Chanh tứ quý là loại cây trồng kinh tế tại Hưng Yên. Ảnh: Bizmedia

Làm đất tơi xốp

Nuôi giun quanh gốc chanh là bí quyết của triệu phú 8x Nguyễn Hữu Hà - người mang giống chanh tứ quý về trồng trên mảnh đất chiêm trũng Hưng Yên. Giun làm đất tơi xốp, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không cần hóa chất tăng trưởng.

Anh nuôi giun bằng cách cho ăn đậu tương. Nếu nghiền hạt đậu khô thành bột, rải quanh gốc cây, giun sẽ ăn hết 70% lượng đậu tương bón. Ngoài ra, có thể dùng cả cây đậu luộc lên rồi bón cho cây. Nhờ giun hỗ trợ đắc lực, mà vườn chanh 5,7ha cho tới 40 tấn quả, thu nhập trên 800 triệu mỗi năm.

Ủ phân hữu cơ  

Để trồng tiêu không phân bón hóa học, nông dân xã Nâm N’Jang (huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) sử dụng giun trùn quế để sản xuất nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng tại chỗ. Lão nông Hà Văn Kuôn cho biết, phân bò từ các hộ chăn nuôi được gom lại, trở thành thức ăn cho trùn quế. Sau khoảng một tháng ủ thì bón cho cây tiêu.

So với loại phân hữu cơ thông thường, phân trùn quế chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thời gian phân hủy nhanh hơn. Nguồn phân bón này góp phần mang sản lượng 34.400 tấn mỗi năm về cho vùng hồ tiêu 27.500ha tại Đắk Song, đáp ứng nhu cầu trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Nhật. Ngoài tiêu Nâm N’Jang, nhiều vùng sản xuất rau, cà phê nơi đây cũng nuôi giun để tạo phân.

Nông dân Nâm N’Jang nuôi giun trùn quế lấy phân bón

Nuôi lợn bằng giun 

Lợn, gà, tôm ăn giun quế hiện là hướng đi được nhiều địa phương lựa chọn phát triển kinh tế. Hợp tác xã Long Thịnh (xóm Đồng Nội, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên) là một trong những đơn vị sử dụng giun quế làm thức ăn cho vật nuôi.

Đàn lợn 50 con chăn nuôi trên diện tích rộng 1.000m2 được ăn đậu tương, ngô, cám với khoảng 0,2kg giun quế mỗi ngày. Lợn nuôi 8-2 tháng cho giá bán cao 90.000 đồng mỗi kg. Đến nay, hợp tác xã đã cung cấp khoảng 4 tấn thịt cho thị trường Thái Nguyên và Hà Nội.

Trùn quế cũng được chọn làm thức ăn cho gà, tôm tại Bạc Liêu. Nhiều hộ nông dân nuôi giun làm thức ăn cho tôm, giữ sạch môi trường ao nuôi.

Đàn lợn ăn giun quế. Ảnh: HTX Hưng Thịnh

Xử lý chất thải nông nghiệp

Khoảng 38,5% phát thải khí nhà kính xuất phát từ nông nghiệp, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2014. Có nhiều phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi như xây hầm bioga, sử dụng chế phẩm sinh học… Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến gia súc còn phải đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.

Tại Mỹ, Tom Herlihy - CEO R.T.Solution Inc đã sử dụng 8 triệu con giun đất xử lý môi trường trong trang trại nuôi bò từ năm 2004, biến nguồn chất thải thành loại phân bón giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy, 1-2 lạng giun có thế xử lý tối đa khoảng 300kg rác thải. Trong 60 ngày, đội ngũ giun đã sản xuất ra 600 tấn phân hữu cơ cho nông nghiệp.

Giun đất phân hủy và xử lý chất thải nông nghiệp hiệu quả. Ảnh: Agroecologyaz


Có thể bạn quan tâm

Kiếm ngoại tệ từ vùng đất phèn với thương hiệu 'Thanh long Cát Tường Tiền Giang' Kiếm ngoại tệ từ vùng đất phèn với thương hiệu 'Thanh long Cát Tường Tiền Giang'

Vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trước đây vốn chỉ thích hợp với với những cây trồng truyền thống như khóm, khoai mỡ, tràm

11/07/2017
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên lúa Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên lúa

Tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ”.

11/07/2017
Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha

Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha và lời giải cho bài toán nông sản Việt

11/07/2017