3 Giống Lúa Mới Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Tác giả:
Ngày đăng: 24/05/2012
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần vừa được nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) vừa được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống lúa mới có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Thái Nguyên” với 3 giống lúa mới được chọn tạo là: Lúa tẻ HT9, SH4 và giống lúa nếp N98.
Giống lúa HT9 do trung tâm chọn tạo từ tổ hợp lai HT1, D177 năm 2001, hạt gạo trong, cơm mềm và thơm; có khả năng chống chịu tương đối tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, đạo ôn; năng suất lý thuyết có thể đạt 80 – 90 tạ/ha.
Giống lúa SH4 được chọn tạo từ tổ hợp lai VĐ8, HT1, IR64, hạt gạo trong, cơm dẻo, thơm, vị đậm. SH4 đã được khảo nghiệm tại một số địa phương miền Bắc và miền Trung, đạt năng suất 60 tạ/ha, cao hơn giống KD18 tại địa phương từ 5- 10%. Giống lúa nếp N98 có đặc điểm cây cứng, chống đổ tốt, chất lượng gạo ngon, xôi dẻo và thơm. Năng suất trung bình 60- 70 tạ/ha.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên diện tích 20ha trong 2 vụ (vụ xuân và vụ mùa 2011) tại xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên).
Kết quả khảo nghiệm đã tỏ rõ tính thích nghi và ưu việt của các giống khi trồng ở Thái Nguyên. Năng suất thực thu của các giống thực nghiệm đều cao hơn so với đối chứng từ 10- 20%, thể hiện khả năng thích ứng tốt, trong đó SH4 đạt năng suất cao nhất 64 tạ/ha (giống đối chứng là HT1 đạt 56 tạ/ha).
Đối với một số bệnh như bạc lá, đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, qua theo dõi nhận thấy mức độ nhiễm bệnh của các giống thử nghiệm đều ở mức nhẹ. Về hiệu quả kinh tế, các giống thử nghiệm cho giá trị kinh tế từ 49- 53 triệu đồng/ha, cao hơn so với các giống đối chứng tại địa phương từ 10- 22%.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.
24/05/2012

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.
24/05/2012

Một năm trôi qua ở Đồng Tháp, nghề chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bài toán về giá cả hiện nay đang khiến họ thêm nặng gánh, giá bán thấp hơn giá thành. Trong khi đó, việc vay vốn ngân hàng cũng không phải dễ dàng...
24/05/2012