100.000ha Cà Phê Già Cỗi Cần Tái Canh Ở Tây Nguyên
Theo thống kê của Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện toàn khu vực Tây Nguyên có hơn 450.000ha cà phê, trong đó có 100.000ha già cỗi (trên 20 năm tuổi) cần tái canh.
Đây là diện tích cà phê có năng suất thấp (dưới 1,5 tấn/ha), không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Cũng theo tính toán của Viện, đến năm 2020 sẽ có hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực Tây Nguyên (trên 300.000ha) sẽ phải tái canh.
Tuy nhiên, việc trồng lại cây cà phê trên đất đã trồng cà phê ở Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn do nguồn sâu bệnh tích lũy trong đất cao. Nhiều nông dân nhổ cà phê cũ trồng lại, sau 2-3 năm cà phê lại bị chết, gây thiệt hại lớn.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.
Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.
Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.