Đổi đời nhờ nuôi ếch giống

Anh Lợi cho biết, hai vợ chồng anh cùng quê Sóc Trăng. Gia cảnh hai bên đều nghèo khó nên khi đến với nhau, cả hai chỉ có đôi bàn tay trắng. Hai vợ chồng phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống.
Sau thời gian đi làm thuê cho một chủ trại ếch, hai vợ chồng quyết chí đi xa lập nghiệp. “Không lẽ mình làm thuê làm mướn cả đời, được đồng nào xài hết đồng ấy.
Rồi còn con còn cái, cứ làm thuê mãi như thế thì mai sau nó cũng khổ như mình. Thôi thì phải liều một phen, may ra thoát cảnh nghèo khó”, anh Lợi bộc bạch.
Năm 2011, từ Sóc Trăng, vợ chồng anh Lợi đến ấp Sóc Lào, xã Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng) thuê đất mở trại ếch giống từ chút vốn liếng dành dụm và vay mượn được. Ban đầu vốn ít nên hai người thuê miếng đất nhỏ, làm vài ao nuôi ếch.
Nhờ kinh nghiệm tích lũy được và sự chăm chỉ, cần cù, ếch nuôi phát triển tốt, cho nhiều trứng. Hai vợ chồng bán trứng ếch và nòng nọc cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch giống ở Tây Ninh và miền Tây, nhiều nhất là ở Đồng Tháp.
Chỉ sau 3 năm, trại ếch của vợ chồng anh Lợi mở rộng quy mô lên đến nửa ha. Toàn bộ ao chuồng được đầu tư bài bản, lót chống thấm, lắp hệ thống cấp - thoát nước…
Đáng nói là từ chút vốn liếng ban đầu, hiện vợ chồng anh Lợi đã mua luôn nửa ha đất đang làm trại ếch và mua một số đất ở nơi khác. Mỗi năm, thu nhập từ ếch giống của hai vợ chồng anh Lợi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Nhung- Chủ tịch UBND xã Đôn Thuận cho biết, anh Lợi được xem là người đầu tiên phát triển nghề nuôi ếch thịt, ếch giống ở xã.
Từ mô hình nuôi ếch hiệu quả này, nhiều người khác cũng mở trại ếch ở ấp Sóc Lào. Dù quy mô các trại ếch cũng như hiệu quả kinh tế không bằng trại của anh Lợi nhưng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo từ nghề này.
Có thể bạn quan tâm

Việc một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ chối không tham gia thực hiện hợp đồng tập trung 800.000 tấn gạo sang Philippines có thể là điều chưa từng có từ năm 2008 trở lại đây.

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.