Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Xã Hạnh Phúc (Thanh Hóa)

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Xã Hạnh Phúc (Thanh Hóa)
Ngày đăng: 30/12/2013

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.

Năm 2009, xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều hộ gia đình ở xã Hạnh Phúc (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã mua trâu, bò từ các nơi khác về vỗ béo rồi bán ra thị trường. Trung bình mỗi con trâu, bò mua về bà con thường nuôi thêm khoảng 2 tháng là xuất bán. Ngoài việc chăn thả, thức ăn chủ yếu là các loại sản phẩm nông nghiệp như: cây ngô, cỏ voi, lúa, ngô hạt.

Gia đình anh Trịnh Văn Trung, ở thôn 9, hiện đang nuôi 6 con trâu, bò cho biết: Với giá tại địa phương, 1 tấn ngô chỉ bán được 6 triệu đồng, nếu để vỗ béo trâu, bò sẽ thu về gấp 3 lần. Ngoài việc đồng áng, việc vỗ béo trâu, bò có thể tận dụng tối đa thời gian. Mỗi con trâu, bò sau khi được vỗ béo có lời khoảng 3 triệu đồng (đã trừ chi phí).

Theo kinh nghiệm của anh Trung, khâu chọn mua rất quan trọng. Nếu chọn phải con chậm phát triển, sau 2 tháng nuôi vẫn chưa béo để có thể bán, phải nuôi thêm, thời gian đầu tư sẽ dài hơn, số lãi sẽ ít đi và ngược lại. Để tăng thêm nguồn thức ăn, bà con tận dụng từng khoảnh đất nhỏ để trồng cỏ. Hiện, cả xã Hạnh Phúc có khoảng trên 200 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo với gần 600 con. Năm 2012, lúc cao điểm cả xã có tới khoảng trên 700 con.

Do trâu, bò được mua từ các địa phương khác đưa về nên bà con rất chú trọng đến việc phòng dịch (không mua trâu, bò không có giấy kiểm dịch của ngành thú y). Ngoài ra, công tác tiêm phòng cũng được các hộ chăn nuôi thực hiện triệt để. Vì vậy, từ trước tới nay, xã chưa hề bị dịch bệnh.

Gia đình ông Nguyễn Vũ Tới, thôn 5 hiện đang nuôi 6 con bò, là một trong những hộ có kinh nghiệm nuôi trâu, bò lâu năm ở xã. Năm 2012 ông Tới và gia đình đã vỗ béo được 70 con trâu, bò. Lúc cao điểm nuôi tới 10 con và còn duy trì luôn cả lò mổ. Do không sử dụng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt được thị trường ưa chuộng.

Theo ông Tới, thấy rõ hiệu quả từ việc vỗ béo trâu, bò nên bà con nông dân trong xã đã mở rộng diện tích cây trồng vụ đông để thêm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Năm 2013, cả xã có 154,3 ha cây rau màu các loại. Riêng năm 2012 cả xã vỗ béo và đưa ra thị trường trên 1.000 con trâu, bò thì thu về nguồn lợi rất đáng kể. Năm 2011 thu nhập bình quân 14 triệu đồng/người/năm, năm 2012 tăng lên 18 triệu, năm 2012 lên 23 triệu.

Để giúp nông dân trong xã có điều kiện đầu tư chăn nuôi, hội nông dân xã đã làm tốt công tác phối hợp với các ngân hàng để hội viên, nông dân vay vốn với tổng dư nợ đến thời điểm hiện tại do hội tín chấp và ủy thác gần 11 tỷ đồng. Ngoài ra còn tích cực phối hợp để tổ chức tập huấn đưa kiến thức khoa học - kỹ thuật đến hội viên, nông dân nhất là công tác phòng dịch cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho bà con.

Xã Hạnh Phúc đang trên đà cán đích 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2013. Việc nhân rộng các mô hình kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng giúp cải thiện đời sống, tạo sự phát triển bền vững từ mỗi hộ gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha

Hiện tại, giá quýt Hồng dao động khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, với mức giá này nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp đã có lãi. Dự đoán nhu cầu quýt chưng tết năm nay sẽ tiếp tục tăng cao nên giá quýt sẽ tiếp tục xu hướng tăng, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng.

16/01/2015
Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước

Diện tích táo tập trung tại các xã: Biển Động, Phì Điền, Giáp Sơn, Thanh Hải. Sản lượng ước đạt hơn 800 tấn, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Có được kết quả này là do nông dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao.

16/01/2015
Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, theo nhận định của bà con, thời tiết năm nay không mấy thuận lợi nên có không ít diện tích dưa đã bị bệnh, chi phí đầu tư tăng cao.

16/01/2015
Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết

Vì thế, cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch hàng năm, bà con nông dân trong xã tập trung chăm sóc cho vụ chuối Tết. Chị Cao Thị Văn (thôn A Pa 1) cho biết: “Nhà tôi có gần 1ha chuối mốc. Hiện tôi chỉ chặt những buồng xấu hoặc quá già để bán, còn những buồng đẹp tôi để dành đến Tết âm lịch bán cho được giá cao hơn. Mỗi năm, gia đình tôi cũng thu được khoản tiền kha khá nhờ bán chuối Tết”.

16/01/2015
Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết

Hiện nay các thương lái ở TP.HCM đã đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá bưởi hồ lô thỏi vàng đồng tiền loại I (trọng lượng trên 1,4 kg/trái) là 1,2 triệu đồng/ trái, loại II là 800.000đ/trái, bưởi hồ lô Tài - Lộc loại I là 800.000đ/ trái, loại II là 600.000đ/trái và bưởi hồ lô Phúc - Lộc - Thọ, có giá loại I là 800.000đ/trái, loại II là 500.000đ/trái.

16/01/2015