Yêu cầu thắt chặt quản lý giống cây mắc ca

Hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên đang có nhiều hộ gia đình, cá nhân sản xuất nhỏ lẻ và các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây mắc ca. Tình trạng gieo ươm, mua bán giống mắc ca không có nguồn gốc diễn ra phổ biến có nguy cơ cho người trồng mắc ca trên diện rộng...
Trước thực trạng nói trên, Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Tây Nguyên khẩn trương phân công cơ quan quản lý cụ thể chịu trách nhiệm quản lý giống cây mắc ca. Kiểm tra, nắm bắt các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống mắc ca trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu các địa phương đình chỉ gieo ươm kinh doanh giống mắc ca mới không có trong doanh mục các giống được Bộ NNPTNT công nhận, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Xử lý nghiêm các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây trồng vi phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng...
Có thể bạn quan tâm

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.

Từ ngày 14 - 16/10/2015, hơn 100 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tham dự Diễn đàn Tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015 tổ chức tại Việt Nam.

Các vụ lúa gần đây, ngành nông nghiệp sản xuất thành công một số giống lúa chống chịu sâu bệnh, kháng rầy lưng trắng. Tuy nhiên, việc áp dụng vào sản xuất vẫn còn hạn chế.