Yêu cầu thắt chặt quản lý giống cây mắc ca

Hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên đang có nhiều hộ gia đình, cá nhân sản xuất nhỏ lẻ và các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây mắc ca. Tình trạng gieo ươm, mua bán giống mắc ca không có nguồn gốc diễn ra phổ biến có nguy cơ cho người trồng mắc ca trên diện rộng...
Trước thực trạng nói trên, Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Tây Nguyên khẩn trương phân công cơ quan quản lý cụ thể chịu trách nhiệm quản lý giống cây mắc ca. Kiểm tra, nắm bắt các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống mắc ca trên địa bàn bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu các địa phương đình chỉ gieo ươm kinh doanh giống mắc ca mới không có trong doanh mục các giống được Bộ NNPTNT công nhận, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Xử lý nghiêm các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống cây trồng vi phạm pháp luật về quản lý giống cây trồng...
Có thể bạn quan tâm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.

Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.