Yên Thế được mùa gấc

Ngay cổng vào nhà ông Hứa Việt Hùng, thôn Trại Hồng Lam, xã Hồng Kỳ là một giàn gấc lớn, quả nào cũng to, nặng chừng 2 - 3,5kg.
Gia đình ông Hùng có gần 1ha vườn, trước đây trồng vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Đầu năm 2011, tình cờ ông đến thăm nhà người bạn ở xã bên, được mục sở thị vườn gấc xuất khẩu, ông mê luôn.
Đầu năm sau, ông phá bỏ bớt vải thiều, dành 20 triệu đồng đầu tư trồng gấc và đinh lăng.
Ngay vụ đầu, sản phẩm được Công ty thu mua tại vườn, tiền bán gấc đủ bù số vốn đầu tư ban đầu.
Đến nay, vườn gấc của gia đình ông đã cho quả được bốn vụ.
Ông phấn khởi cho biết, năm ngoái với hơn 10 tấn quả, giá bán bình quân 10 nghìn đồng/kg, thu lãi gần 80 triệu đồng.
Học tập hộ ông Hùng, năm 2013, bà Đinh Thị Cậy, thôn Đền Giếng cũng trồng 0,5 ha gấc.
Hai vụ vừa qua, mỗi vụ bà thu lãi bình quân 40 triệu đồng.
Theo bà Cậy, để gấc cho năng suất cao quan trọng nhất là phải làm giàn chắc chắn.
Bón phân đầy đủ cho từng giai đoạn sinh trưởng theo hướng dẫn, phòng trừ nấm hại quả.
Tại thôn Hồng Lĩnh, xã An Thượng, nửa ha gấc của gia đình ông Nông Văn Hà cho thu hoạch vụ thứ 2, kỹ thuật chăm sóc tốt nên năm nay gấc sai quả, ước khoảng 8 tấn quả tươi.
Được biết, toàn bộ gấc tươi của nông dân các xã đều được Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An có trụ sở tại TP Vinh (Nghệ An) thu mua tại vườn sau đó xuất khẩu sang Mỹ.
Anh Nguyễn Tiến Dương, đại diện Công ty cho biết: “Qua thực tế sản xuất cho thấy, cây gấc phù hợp với đồng đất địa phương.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy sơ chế gấc tươi tại huyện để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển”.
Hiện nay, Công ty tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện khuyến cáo bà con nhân rộng diện tích, liên kết chặt chẽ với nông dân để phát triển thành vùng nguyên liệu sản xuất gấc nhằm mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.
Nhờ có đầu ra thuận lợi nên gấc là giống cây trồng đang được người dân nơi đây tích cực đưa vào thay thế các loại cây kém hiệu quả.
Được biết, gấc có thời gian cho khai thác quả khoảng 5 - 10 năm, ước tính năng suất từ 10 - 12 tấn quả tươi/ha.
Tháng 11, 12 là quãng thời gian thu hoạch quả.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, đến nay toàn huyện có hơn 70 ha gấc; dự kiến sản lượng khoảng 700 tấn quả tươi.
Có thể bạn quan tâm

Tổ được thành lập vào năm 1999, có 16 hộ tham gia, về sau số lượng ngày một tăng lên. Đến nay, có 34 hộ, sản xuất trên 30 hecta. Tất cả các thành viên trong tổ đều thực hiện cải họ cây sầu riêng, vươn lên phát triển kinh tế.

Năm 2013, tỉnh Dak Lak trích ngân sách 345 triệu đồng mua 129.650 con cá giống các loại thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 8 huyện: Lak, Krông Ana, Ea Súp, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Pak và Ea Kar.

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.

Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.