Yên Thành (Nghệ An) Công Bố Sản Phẩm Nấm Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Sáng 20/1/2015, huyện Yên Thành (Nghệ An) tổ chức hội nghị công bố sản phẩm nấm đạt tiêu chuẩn VietGap. Đồng chí Lê Văn Khương - Chi cục phó Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; đại diện Trung tâm Chi cục quản lý chất lượng vùng II về dự.
Yên Thành hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm nấm tươi và nấm khô các loại. Nhờ có nhiều cơ chế chính sách trong hỗ trợ về giống, cơ sở vật chất, chuyển giao tiến bộ KHKT, đến nay trên địa bàn 24 xã ở Yên Thành đã có hơn 80 hộ duy trì sản xuất, trong đó có 2 trang trại có quy mô, có lò hấp thanh trùng và 15 gia trại.
Huyện cũng đã thành lập được 1 HTX dịch vụ sản xuất nấm Đoàn Kết, vừa cung ứng giống, tìm đầu ra cho bà con trồng Nấm. Riêng năm 2014, Yên Thành đã sản xuất được trên 390 tấn nấm các loại, doanh thu đạt gần 7 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường là phải tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, thời gian qua, được sự hỗ trợ của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; chi cục quản lý chất lượng vùng II đã trực tiếp tư vấn giúp người sản xuất trong xây dựng, bố trí, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất nấm sạch.
Đến nay, HTX dịch vụ nấm Đoàn Kết (xã Nam Thành, Yên Thành) với 4 địa điểm, gồm: Nam Thành, Lý Thành, Sơn Thành và Tân Thành đã được cấp giấy chứng nhận đạt quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo thương hiệu để người sản xuất cũng như người tiêu dùng yên tâm hơn với sản phẩm nấm, đem lại nguồn thu nhập ổn định có tính chất bền vững, lâu dài.
Tại Hội nghị, huyện Yên Thành cũng đã triển khai kế hoạch sản xuất nấm năm 2015, phấn đấu đạt 510 tấn nấm các loại.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, dư luận xôn xao về việc tái xuất hiện thương lái lùng mua gốc, rễ tiêu ở xã Ia Blang-huyện Chư Sê (Gia Lai). P.V Gialaionline đã trực tiếp về địa phương, làm việc với người dân và chính quyền địa phương để tìm hiểu vấn đề này.

Năm 2009, huyện Tháp Mười được chương trình Heifer Việt Nam và tỉnh Đồng Tháp chọn thực hiện Dự án nâng cao đời sống nông hộ với mô hình phát triển cộng đồng (gọi tắt là Dự án Heifer) tại 2 xã Láng Biển và Mỹ Hòa. Dự án đã giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Cho vay theo chuỗi dự án tuy là một hình thức mới, với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc lâu nay trong lĩnh vực cho vay tam nông, tuy nhiên để việc cho vay vốn đạt hiệu quả, các địa phương cần phải tạo cơ sở cho “tam nông” đón vốn.

Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt heo, gà cho biết, gần 1 tuần nay, giá thịt heo, gà bán lẻ đã tăng khoảng 2-3 ngàn đồng/kg. Hiện giá thịt heo đùi bán tại các chợ của TP.Biên Hòa (Đồng Nai) từ 85-87 ngàn đồng/kg, thịt ba rọi 90 ngàn đồng/kg, thịt gà tam hoàng nguyên con làm sẵn 65 ngàn đồng/kg, thịt gà ta làm sẵn 100 ngàn đồng/kg...

Năm 2014, xã Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai) triển khai trồng thử nghiệm 12 ha cây đương quy tại 6 thôn gồm: Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 3, Sín Chải 1 với sự tham gia của 142 hộ dân.