Yên Minh Triển Khai Gieo Trồng 3.600 Ha Cây Vụ Đông

Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.
Kế hoạch trồng cây vụ Đông năm nay dù tăng gấp 5 lần so với năm ngoái nhưng huyện vẫn đảm bảo thực hiện thành công bởi ngay từ tháng 6, huyện đã giao cho các địa phương rà soát diện tích, cho nhân dân đăng ký trồng các loại cây vụ Đông phù hợp.
Trên cơ sở tổng hợp danh sách đăng ký của người dân, huyện giao chỉ tiêu trồng các loại cây cụ thể đối với từng xã, thị trấn. Huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp cử cán bộ phụ trách từng xã, cán bộ xã phụ trách từng thôn để tuyên truyền, giúp nhân dân gieo trồng cây vụ Đông theo kế hoạch. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân với tổng kinh phí 1 tỷ đồng.
Bên cạnh việc triển khai trồng cây vụ Đông, huyện cũng triển khai công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Trước mắt chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê chuồng trại nhốt gia súc đối với các hộ chăn nuôi để có giải pháp chỉ đạo cụ thể, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ mua trâu, bò sinh sản năm 2014.
Tổ chức cho các hộ nuôi từ 2 con trâu, bò trở lên ký cam kết thực hiện dự trữ thức ăn cho gia súc theo định mức hướng dẫn của ngành chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.