Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ý Chí Của Anh Hậu Gù

Ý Chí Của Anh Hậu Gù
Ngày đăng: 27/02/2014

Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...

Anh Hậu bảo: “Thời gian đầu tôi chọn hướng nuôi gà Đông Tảo, gia đình và hàng xóm xung quanh rất nghi ngờ khả năng thành công của tôi vì không ai tin một người khuyết tật như tôi, vừa thiếu vốn, vừa thiếu kỹ thuật có thể thành công được”. Nhưng với quyết tâm chứng tỏ mình “tàn mà không phế”, anh vay vốn ngân hàng để đầu tư trang trại chăn nuôi kết hợp gà Đông Tảo - lợn nái.

Ban đầu, người tiêu dùng chưa quen với giống gà Đông Tảo (vì họ nghe nói gà Đông Tảo là giống gà ngố, gà tồ…) nên e ngại mua, anh Hậu chỉ dám nuôi 50 con. Khi gà lớn, anh Hậu chở đến bán khuyến mãi cho các mối buôn gà các khu chợ ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội. Sau khi ăn, những nhà buôn thấy thịt gà Đông Tảo ngon mà giá không cao, nên bắt đầu đặt hàng.

Năm 2006, anh Hậu tiếp tục đầu tư 100 con gà bố mẹ. Nhờ chăm sóc tốt, 6 tháng sau, đàn gà bắt đầu đẻ trứng với số lượng trung bình 50 quả/ngày, và anh Hậu thu được 30 con gà giống sau khi ấp. Từ đó, gia đình anh có thu nhập ổn định và tăng dần lên cùng với việc người đến đặt mua con giống cũng tăng mạnh.

Năm 2012, khi thị trường gà Đông Tảo bắt đầu bão hòa, anh tiến hành nuôi ngan trên sàn lưới nhựa. Từ sáng kiến nuôi ngan này, anh Hậu đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. “Sau gần 7 năm nuôi gà Đông Tảo, ngan và lợn, gia đình tôi đã thoát nghèo, mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng” - anh Hậu khoe.

Từ năm 2006 đến nay, mô hình nuôi gà Đông Tảo và ngan thả sàn lưới nhựa được nhân rộng ra toàn huyện Phù Cừ, anh Hậu truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho các hộ muốn học nghề.

Bà con muốn học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, mua gà, lợn thịt liên hệ với anh Hoàng Trọng Hậu qua số điện thoại: 0988338712


Có thể bạn quan tâm

17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn 17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.

14/01/2015
Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng Giá Heo Hơi Giảm, Người Chăn Nuôi Lo Lắng

Gần một tháng qua, giá thịt heo hơi trên địa bàn Hoài Ân (Bình Định) lao dốc. Hiện giá bán tại chuồng chỉ 33.000 - 34.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 giá luôn dao động trên 43.000 đồng/kg, có thời điểm lên 46.000 đồng/kg. Do vậy, bình quân mỗi con heo trọng lượng 70kg, người chăn nuôi lỗ hàng triệu đồng. Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi khoảng 40.000 đồng/kg thì chăn nuôi mới có lãi.

14/01/2015
Thu Nhập Hơn 300 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Thỏ Thu Nhập Hơn 300 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Thỏ

Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.

14/01/2015
Tập Trung Phòng Chống Đói Rét Cho Gia Súc Tập Trung Phòng Chống Đói Rét Cho Gia Súc

Trong những ngày gần đây, không khí lạnh trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ gây rét đậm, rét hại. Vùng núi có nơi nhiệt độ xuống dưới 1 độ C, xuất hiện mưa tuyết. Các tỉnh miền núi phía Bắc đang tập trung hướng dẫn người chăn nuôi giữ ấm, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế thiệt hại do thời tiết bất lợi gây ra.

14/01/2015
Nuôi Bò Sữa Trên Đồng Đất Bãi Nuôi Bò Sữa Trên Đồng Đất Bãi

Một số xã vùng đất bãi thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, người dân đang tận dụng đất bỏ hoang và chuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò sữa. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu.

14/01/2015