Xúc Tiến Thương Mại Kích Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu

Đó là nhận định của ông Đinh Văn Hương- Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam- khi đề cập đến công tác xúc tiến thương mại ngành hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm 2014.
Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…
Theo ông Đinh Văn Hương, một trong những điểm khác biệt trong công tác xúc tiến thương mại là từ năm 2013 đến nay, Hiệp hội đã được giao làm đầu mối xúc tiến thương mại quốc gia trong lĩnh vực rau quả. Chính vì vậy, đã tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia các Hội chợ quốc tế về rau quả, đặc biệt là Hội chợ rau quả thường niên tại HongKong, qua đó đã thiết lập và mở rộng được hàng loạt các thị trường với nguồn cung ổn định.
“Việc các doanh nghiệp của Hiệp hội chủ động tham gia tích cực các hội chợ quốc tế đã giúp khai thông thị trường xuất khẩu rau quả. Một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng quan tâm đến nguồn cung rau quả từ Việt Nam, nhất là một số mặt hàng như đậu tương non, ngô bao tử, ngô ngọt... với số lượng đơn hàng lớn và ổn định”- ông Hương cho hay.
Cùng với việc tích cực tham gia hội chợ, duy trì tốt mối quan hệ trao đổi thông tin với các thương vụ Việt Nam tại các nước, hiện nay Hiệp hội cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng đề án nhằm quảng bá thương hiệu mạnh hơn đối với thanh long tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU… để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào các thị trường này.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến trình đàm phán các thỏa thuận chung liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với rau quả tươi của Việt Nam...
Đây là những bước đi quan trọng, tạo cơ hội xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam vào các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản (xoài, măng cụt, sầu riêng), vào thị trường NewZealand (chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi), vào Australia (vải, thanh long), Hoa Kỳ (xoài, vải, vú sữa, nhãn)… trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.

Nông dân trong tỉnh Phú Yên vừa thu hoạch xong lúa vụ hè thu năm 2015, năng suất bình quân 65 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu năm ngoái 0,3 tạ/ha.

Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống người dân nông thôn…

Theo Sở NN&PTNT, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang có xu hướng giảm, trong đó có cây dừa và cây điều. Riêng đối với cây dừa, toàn tỉnh hiện có 9.353,7 ha, giảm 135,4 ha so với cùng kỳ năm trước.

Nằm trong kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh triển khai thực hiện 2 mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm tại ấp 9, xã Khánh An và ấp 5.