Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ
Ngày đăng: 05/10/2015

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng. Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình.

Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”.

Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu… Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng.

Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình. Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp.

Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”. Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

“Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu…

Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

 


Có thể bạn quan tâm

Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.

30/07/2015
Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

30/07/2015
Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

30/07/2015
Lựa chọn giống sắn cho năng suất cao tại vùng Tây Nguyên Lựa chọn giống sắn cho năng suất cao tại vùng Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.

30/07/2015
Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.

30/07/2015