Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao

Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao
Ngày đăng: 19/06/2012

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đang tiến hành mời các chuyên gia quốc tế sang nước ta để hỗ trợ công tác chống dịch.

Thiệt hại nặng

Ngành nuôi tôm nước lợ cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh hoành hành. Tại nhiều khu vực nuôi tôm với diện tích lớn, có nơi tỷ lệ tôm bị chết lên đến từ 30-70%. Hiện hầu hết các tỉnh ven biển đã thả giống vụ nuôi mới, trong đó chỉ riêng 12 tỉnh nuôi tôm trọng điểm, diện tích thả giống đạt trên 617.000ha, thì đã có đến 35.238ha bị dịch, chủ yếu xảy ra đối với tôm sú và một phần tôm thẻ chân trắng.

Thu hoạch tôm nước lợ ở ĐBSCL.

Ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: "Tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Các tỉnh chịu thiệt hại nặng có Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và một số tỉnh miền Trung”.

Theo thống kê của Sở NNPTNT Trà Vinh, đến nay có 8.000ha tôm nuôi của tỉnh bị thiệt hại với số tiền ước tính trên 800 tỷ đồng. Còn nếu tính chi tiết cả công chăm sóc và tiền thuê ao tôm, con số này có thể lên đến trên 2.300 tỷ đồng.

Tại Bạc Liêu, theo số liệu của Sở NNPTNT tỉnh này, chỉ trong tuần qua đã có thêm 700ha tôm nuôi bị thiệt hại, nâng tổng diện tích thiệt hại toàn tỉnh từ đầu vụ đến nay lên đến 7.850ha, ước tính mất trắng hơn 200 tỷ đồng. Tại Cà Mau, diện tích bị thiệt hại đã lên đến 7.800ha.

Trong khi đó, ở Sóc Trăng đã có đến 6.800ha tôm nuôi bị thiệt hại tại các huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Trần Đề... Nhiều hộ dân đã bỏ nuôi tôm để chuyển sang trồng lúa.

Đề nghị quốc tế hỗ trợ chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh của tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản tiến hành mời các chuyên gia quốc tế vào cuộc hỗ trợ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trên tôm.

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: "Vừa rồi, Bộ NNPTNT đã thành lập một đoàn các nhà khoa học của Viện Nuôi trồng thủy sản II và Cục Thú y, cùng các nhà thủy sản học của thế giới chuyên về bệnh đi thực tế để nghiên cứu và trả lời các nguyên nhân chính khiến tôm chết. Sắp tới sẽ có các đoàn chuyên gia quốc tế của Mỹ, Nhật, Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sẽ sang Việt Nam để phối hợp với chúng ta giải quyết dịch bệnh".

Có thể mất trắng hơn 5.000 tỷ đồng

Dịch bệnh trên tôm liên tục xảy ra đã kéo giá tôm nguyên liệu giảm từ 20.000- 50.000 đồng/kg so với năm 2011, càng làm cho người nuôi thiệt hại nặng hơn. Bên cạnh đó, hàng loạt các nhà máy chế biến thủy sản cũng lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Theo nhận định, với việc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và kéo dài, con số thiệt hại có thể vượt quá 5.000 tỷ đồng.

Cụ thể hơn, theo Tổng cục Thủy sản, phía Mỹ sẽ cử một đoàn thanh tra thuộc Cơ quan Kiểm soát an toàn thực phẩm đến Việt Nam để hỗ trợ và tìm ra giải pháp tối ưu chống dịch. Còn FAO đã cam kết hỗ trợ Việt Nam chống dịch bệnh trên tôm với gói hỗ trợ 500.000USD cho Dự án "Khẩn cấp khống chế sự lây lan dịch bệnh chưa được xác định trên tôm".

Nguồn kinh phí do FAO hỗ trợ chủ yếu được dùng để tuyển chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước; hỗ trợ mua con giống mới cho các hộ nuôi tôm bị thất bại do dịch bệnh cũng như chi cho các trang thiết bị và hoạt động thí nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân gây ra dịch bệnh tôm hiện nay.

Ngoài ra, FAO sẽ hỗ trợ giúp cải thiện an toàn sinh học trong nuôi tôm, hoàn thiện các hướng dẫn chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh khẩn cấp, phát triển chiến lược quản lý thú y thủy sản cho các hoạt động tiếp theo.

Ông Dương Tiến Thể cho biết: "Hiện Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NNPTNT các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiến hành khảo sát các mô hình nuôi tôm nước lợ thành công để nhân rộng. Từ đó, Tổng cục Thủy sản sẽ đưa ra một quy trình nuôi chuẩn nhất nhằm để các hộ nuôi tôm áp dụng".

Có thể bạn quan tâm

Nuôi 15.000 Con Chim Đà Điểu Nuôi 15.000 Con Chim Đà Điểu

Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa thuộc Tổng Công ty Khánh Việt đã mở rộng quy mô nuôi Đà điểu “khổng lồ” tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, cung cấp con giống, thịt cho địa phương và các tỉnh lân cận.

29/08/2013
Dịch Bệnh Trên Gia Súc Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Gia Súc Diễn Biến Phức Tạp

Mặc dù các ổ dịch trên đàn gia súc thời gian qua được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nhưng theo dự báo của ngành chuyên môn tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

29/08/2013
Trồng Luân Canh Cây Tỏi Và Hoa Màu Trên Đất Đồi Mang Lại Hiệu Quả Cao Trồng Luân Canh Cây Tỏi Và Hoa Màu Trên Đất Đồi Mang Lại Hiệu Quả Cao

Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.

29/08/2013
Mở Rộng Diện Tích Trồng Chè Shan Tuyết Đặc Sản Mở Rộng Diện Tích Trồng Chè Shan Tuyết Đặc Sản

Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.

29/08/2013
Thu Hoạch Bắp Giống Thu Hoạch Bắp Giống

Đến ngày 27/8/2013, bà con nông dân xã Đông Hải (Trà Vinh) đã bước vào thu hoạch bắp giống đợt 1, với sản lượng 65 tấn. Anh Huỳnh Thanh Hải, ấp Hồ Thùng trồng 1 hécta bắp giống cho biết: thời tiết vụ này khá thuận lợi nên cây bắp giống phát triển tốt, năng suất bình quân khoảng 7 đến 8 tấn/hécta, cao hơn vụ trước khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn/hécta.

29/08/2013