Xuất khẩu cá ngừ chuyển biến tốt

Mỹ, thị trường nhập khẩu (NK) lớn nhất cá ngừ Việt Nam chiếm 40,8% tỷ trọng đã có sự tăng trưởng khả quan khi giá trị XK sang đây đạt 76,3 triệu USD, tăng 10%. XK cá ngừ của Thái Lan giảm đã phần nào tạo cơ hội cho cá ngừ của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, XK cá ngừ sang khu vực EU dù giảm 21,2%, với giá trị đạt 45,9 triệu USD, nhưng XK sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm nay tăng 81,8%, đạt 7,1 triệu USD và nước này trở thành thị trường tiêu thụ cá ngừ của Việt Nam lớn thứ hai sau Đức trong khu vực này.
Ngoài Mỹ, Tây Ban Nha, 5 tháng đầu năm cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong XK cá ngừ sang ASEAN và Mexico. Đối với thị trường ASEAN, cá ngừ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội bởi cộng đồng kinh tế ASEAN sớm được thành lập, mở ra cho Việt Nam nhiều thị trường tiềm năng trong khu vực năng động này.
Tính đến hết tháng 5/2015, XK cá ngừ sang Nga tăng mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường chính với mức tăng 174,4%. Con số trên cho thấy đây là thị trường tiềm năng cho cá ngừ Việt Nam trong năm nay và nhiều năm tới nhờ FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu vừa mới được ký kết và sớm có hiệu lực với cam kết 0% cho hàng thủy sản NK vào khu vực này.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.