Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản sẽ có đột phá vào 2016

Từ ngày 17-9, xoài Cát Chu của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc xuất khẩu có thuận lợi không, thưa ông?
Từ ngày 17-9 đến nay, việc xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản diễn ra khá thuận lợi.
Hiện nay, xoài đang được xuất khẩu sang Nhật với giá khoảng 8-10 USD/kg.
Giá này khá cạnh tranh khi thấp hơn giá xoài của Thái Lan khoảng 2-3 USD/kg.
Xoài Việt có lợi thế lớn ở thị trường Nhật Bản nhờ sự thơm ngon, có thể sản xuất và cung cấp quanh năm.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật không lớn.
Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thì có cả các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng tham gia vào việc thúc đẩy xuất khẩu xoài sang Nhật.
Theo ông, khi xuất khẩu xoài vào một thị trường “khó tính” như Nhật Bản, đâu là điều mà các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý?
Cơ quan quản lý Nhà nước đã làm việc để mở cửa thị trường và hướng dẫn các doanh nghiệp những yêu cầu từ phía Nhật Bản.
Hiện nay, về vấn đề kiểm dịch thực vật, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để xử lý hơi nước nóng xoài trước khi xuất đi theo đúng yêu.
Nhật Bản là một thị trường rất đông dân, giàu tiềm năng nên chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, điểm doanh nghiệp cần lưu ý là phải đảm bảo đúng các điều kiện khắt khe, nhất là về an toàn thực phẩm mà phía Nhật Bản đặt ra.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và sản xuất xoài theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới?
Trong năm nay, xuất khẩu xoài sang Nhật bản sẽ chưa được nhiều bởi doanh nghiệp mới xuất khẩu, chưa có vùng sản xuất lớn.
Hiện nay, các vùng sản xuất được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng mới chỉ khoảng vài chục ha.
Tuy nhiên, sang năm diện tích đó có thể sẽ nâng lên hàng trăm ha và nhiều hơn nữa.
Từ đó, xuất khẩu xoài sang Nhật Bản mới có thể có sự đột phá.
Một trong những yếu tố khiến bắt đầu từ sang năm xuất khẩu xoài sang Nhật có sự đột phá là bởi lúc đó người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu quen với xoài Việt Nam.
Các nông dân trồng xoài cũng như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có thêm kinh nghiệm, quen thuộc thị trường.
Ngoài xoài, Việt Nam sẽ thúc đẩy xuất khẩu thêm mặt hàng trái cây nào sang Nhật Bản trong thời gian tới, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán để xuất khẩu thêm thanh long ruột đỏ sang Nhật.
Sau đó là các mặt hàng như vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa…
Các loại trái cây chiến lược của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu không chỉ sang Nhật Bản mà sang nhiều thị trường lớn khác.
Đây là một trong những lợi thế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tôi cho rằng, người nông dân có thể hạn chế bớt trồng lúa để tập trung trồng cây ăn quả.
Đặc biệt, khi trồng cây ăn quả không cần tăng diện tích mà chỉ cần tập trung nâng cao chất lượng lên nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu và tiếp cận được nhiều thị trường lớn.
Khi đó, giá trị các mặt hàng trái cây có thể được nâng lên nhiều lần.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...

Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….

Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.