Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Gặp Khó

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 254 triệu USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị XK tôm thẻ chân trắng đạt 128 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm trên 50% tổng giá trị XK tôm; còn XK tôm sú chỉ đạt 80 triệu, giảm 29% và chỉ chiếm chiếm gần 32%.
Trong quý I/2014, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đưa tôm Việt Nam đứng đầu thị trường Nhật Bản với thị phần chiếm 24%, trong khi Nhật Bản giảm nhập khẩu (NK) tôm Thái Lan 33%, Indonesia 13% và Ấn Độ giảm trên 23%. Tuy nhiên, từ tháng 2/2014, Nhật Bản áp dụng quy định kiểm tra dư lượng Oxytetracycline (OTC) đối với 100% lô tôm NK từ Việt Nam với mức dư lượng Ethoxyquin từ 0,01 ppm tăng lên 0,2 ppm.
Hiện nay, mặc dù tôm Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Nhật Bản nhưng quy định kiểm tra OTC với 100% lô tôm xuất sang Nhật Bản khiến cho XK tôm không duy trì được tăng trưởng khả quan như quý I/2014. Trong quý II/2014, xuất khẩu tôm tăng trưởng âm gần 15% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trên 9% trong tháng 5.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), hiện nay không chỉ Nhật Bản mà các thị trường khác như EU cũng cũng đã cảnh báo OTC trong tôm Việt Nam.
Mặc dù Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y phối hợp khảo sát thành phần thức ăn tôm, tăng cường phổ biến tập huấn, kiểm tra giám sát vi phạm, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào… nhưng cho đến nay việc sử dụng kháng sinh OTC từ khâu nuôi chưa có dấu hiệu kiểm soát được.
Với thực trạng này, dự báo XK tôm sang Nhật Bản trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục giảm. Và nếu vấn đề dư lượng OTC chưa có giải pháp hữu hiệu, có thể XK tôm sang EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm

Qua kết quả sơ kết triển khai thực hiện Nghị định 41, đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2010-2013 đã tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.

Ông Ngọc Anh, ở Vạn Thành cho biết, bệnh mốc sương đã làm cho hơn 4.000 m2 hoa hồng của gia đình bị quăn lá, thối nụ, gây hư hỏng tới 90% nụ hoa, số ít hoa còn lại thu hoạch được nhưng chất lượng không tốt. Với diện tích đất này, tháng có lễ 20-10 năm ngoái gia đình ông có doanh thu lên đến 150 triệu đồng, năm nay được chưa tới 30 triệu đồng.

Thời điểm này các hộ trồng quýt ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang tất bật thu hoạch. Tuy nhiên, giá bán giảm từ 10.000 – 15.000đ/kg so với cách đây một tháng.

Hiệp hội Thủy sản tỉnh Bình Định phối hợp cùng Hội Nông dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) tổ chức tập huấn VSATTP trong khai thác, chế biến, bảo quản hải sản cho 30 hộ hội viên ngư dân, hộ chế biến hải sản.

Những ngày gần đây, nhiều ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định… hành nghề lưới vây đã cập cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) với đầy ắp cá ngừ sọc dưa. Tuy nhiên, niềm vui của ngư dân chưa trọn vẹn bởi giá bán cá khá thấp.