Xuất khẩu tôm sang Mỹ nhiều triển vọng lạc quan

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết năm 2014, tiêu thụ tôm trên đầu người ở Mỹ tăng 11,1% so với năm 2013, đạt mức 4 pao/người.
Trong năm nay, tiêu thụ tôm trên đầu người ở nước này tiếp tục tăng lên do NK tôm cả năm dự kiến tăng và báo cáo từ dịch vụ thực phẩm chỉ ra rằng doanh số bán tôm ở thị trường Mỹ tăng khá mạnh.
VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng XK tôm sang Mỹ trong quý 3 đạt 188,8 triệu USD, tăng 62,3% so với quý 1/2015 và tăng 29% so với quý 2/2015 tuy nhiên vẫn giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Sau khi khảo sát nhu cầu dinh dưỡng của người Mỹ, Ủy ban Tư vấn Chế độ ăn uống năm 2015 cho biết, các gia đình ở Mỹ cần được khuyến khích và hướng dẫn tiêu thụ một thực đơn giàu hải sản hơn.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây chỉ ra rằng, 80-90% người tiêu dùng Mỹ không ăn đủ số lượng thủy sản như đã được khuyến nghị.
Theo nhận định của VASEP, trong những tháng cuối năm, việc tôm Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá (CBPG) ở mức thấp trong kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế CBPG mà Bộ Thương mại Mỹ công bố, cũng có thể tạo hiệu ứng giúp tăng trưởng XK sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch hằng năm, ngư dân Quảng Nam lại giong thuyền ra khơi, ngụp lặn hái rong mơ.

Theo số liệu của cơ quan chuyên môn, tính đến ngày 4/6, đã có hơn 50 thương nhân là người Trung Quốc đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thu mua vải thiều.

Từ chủ đề thời sự nhất với XK nông sản là vải thiều lên máy bay đi Mỹ, Úc, nông sản Việt Nam nói chung, rau quả nói riêng đã tiến những bước rất dài.
Sau hành tím Vĩnh Châu và ổi lê, nhà vườn trồng đu đủ ở ĐBSCL như đang ngồi trên đống lửa vì đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng thương lái nào mua, dù giá bán rẻ mạt.

Khác với mọi năm, vụ mùa vải thiều này, các chủ hàng được xuất bán qua các cửa khẩu chính của Lạng Sơn, như: Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng), Chi Ma (huyện Lộc Bình). Hàng hóa trao đổi nhanh chóng, giá cả nhích lên từng ngày.