Xuất khẩu tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm

Khủng hoảng kinh tế khu vực EU nói chung kéo theo đồng EUR mất giá khiến DN nước này giảm NK.
Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015 giá trị NK tôm của Hà Lan đạt 246,8 triệu USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 2 quý đầu năm nay, trong số 8 nhà cung cấp tôm chính cho Hà Lan: Bangladesh, Việt Nam và Nigeria ghi nhận tăng trưởng XK tôm sang Hà Lan lần lượt là 43,3%; 28,7% và 14,6%.
Các nhà cung cấp còn lại đều giảm XK tôm sang đây trong đó Indonesia giảm mạnh nhất 51,8%. Ấn Độ là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Hà Lan cũng giảm 7,1% về XK tôm sang thị trường này.
Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Hà Lan với mức tăng 28,7%, chiếm 10,2% tổng giá trị NK của Hà Lan.
Ngoài ra, Hà Lan còn NK sản phẩm tôm từ một số quốc gia nội khối như:
Bỉ, Anh, Đức và Pháp. Các nguồn cung ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc cũng là các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Hà Lan.
Trong khối EU 27, Hà Lan là nước NK tôm lớn thứ 5 sau Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Đức. XK tôm của Việt Nam sang Hà Lan năm 2014 đạt cao nhất trong vòng 15 năm với 3.639 tấn, trị giá gần 46 triệu USD.
Giá trị XK tôm Việt Nam sang Hà Lan trong quý 1/2015 tăng 37% so với quý trước đó tuy nhiên XK trong quý 2/2015 lại giảm 11% so với quý I/2015.
Tháng 6/2015, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 10.141 USD/tấn trong khi Ấn Độ là 8.085 USD/tấn và Indonesia là 9.763 USD/tấn.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617), tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là các sản phẩm NK chính của Hà Lan, chiếm gần 97% tổng NK.
Đồng EUR mất giá khiến các DN Hà Lan giảm NK thủy sản, không riêng tôm. Khó khăn của nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và lượng NK của nước này.
Giá NK trung bình tôm tại thị trường này đã giảm từ 8.671 USD/tấn (QI/2015) xuống 8.035 USD/tấn (QII/2015).
Dự báo những tháng cuối năm nay, giá trị XK tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Phải sang năm 2016 khi tỷ giá đồng EUR cộng với sức mua hồi phục, NK tôm nước này mới có khả năng hồi phục rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.