Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm

Xuất khẩu tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm
Ngày đăng: 21/10/2015

Khủng hoảng kinh tế khu vực EU nói chung kéo theo đồng EUR mất giá khiến DN nước này giảm NK.

Theo thống kê của ITC, 6 tháng đầu năm 2015 giá trị NK tôm của Hà Lan đạt 246,8 triệu USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong 2 quý đầu năm nay, trong số 8 nhà cung cấp tôm chính cho Hà Lan: Bangladesh, Việt Nam và Nigeria ghi nhận tăng trưởng XK tôm sang Hà Lan lần lượt là 43,3%; 28,7% và 14,6%.

Các nhà cung cấp còn lại đều giảm XK tôm sang đây trong đó Indonesia giảm mạnh nhất 51,8%. Ấn Độ là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Hà Lan cũng giảm 7,1% về XK tôm sang thị trường này.

Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp tôm cho Hà Lan với mức tăng 28,7%, chiếm 10,2% tổng giá trị NK của Hà Lan.

Ngoài ra, Hà Lan còn NK sản phẩm tôm từ một số quốc gia nội khối như:

Bỉ, Anh, Đức và Pháp. Các nguồn cung ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc cũng là các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Hà Lan.

Trong khối EU 27, Hà Lan là nước NK tôm lớn thứ 5 sau Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Đức. XK tôm của Việt Nam sang Hà Lan năm 2014 đạt cao nhất trong vòng 15 năm với 3.639 tấn, trị giá gần 46 triệu USD.

Giá trị XK tôm Việt Nam sang Hà Lan trong quý 1/2015 tăng 37% so với quý trước đó tuy nhiên XK trong quý 2/2015 lại giảm 11% so với quý I/2015.

Tháng 6/2015, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 10.141 USD/tấn trong khi Ấn Độ là 8.085 USD/tấn và Indonesia là 9.763 USD/tấn.

Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617), tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là các sản phẩm NK chính của Hà Lan, chiếm gần 97% tổng NK.

Đồng EUR mất giá khiến các DN Hà Lan giảm NK thủy sản, không riêng tôm. Khó khăn của nền kinh tế nói chung đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và lượng NK của nước này.

Giá NK trung bình tôm tại thị trường này đã giảm từ 8.671 USD/tấn (QI/2015) xuống 8.035 USD/tấn (QII/2015).

Dự báo những tháng cuối năm nay, giá trị XK tôm sang Hà Lan tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.

Phải sang năm 2016 khi tỷ giá đồng EUR cộng với sức mua hồi phục, NK tôm nước này mới có khả năng hồi phục rõ rệt.


Có thể bạn quan tâm

Mùa Nhãn Ở Vùng Đất Cằn Mùa Nhãn Ở Vùng Đất Cằn

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

17/10/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

17/10/2014
Trở Về Với Bưởi Năm Roi Trở Về Với Bưởi Năm Roi

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

17/10/2014
Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

17/10/2014
Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

17/10/2014