Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ

Bụ thể, VASEP dự báo trong quí 4-2015 kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 20-25% so với cùng kỳ.
Nếu con số này là chính xác, thì tổng kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này của năm 2015 chỉ đạt hơn 2,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, quí 1 đạt 573,9 triệu đô la Mỹ, quí 2 và 3 lần lượt đạt 716,2 và 840,8 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, so với với mức xấp xỉ 4 tỉ đô la Mỹ là tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014, thì xuất khẩu năm 2015 sẽ giảm tổng cộng đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ.
Trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, đưa ra con số dự báo xuất khẩu tôm năm 2015 sụt giảm chỉ khoảng 700 triệu đô la Mỹ so với năm 2014.
Dự báo mới này cho thấy tình hình xuất khẩu tôm năm 2015 xấu hơn một số đánh giá được đưa ra trước đó.
Theo đánh giá của VASEP, kinh tế suy yếu đã khiến nhu cầu tiêu thụ ở các nước nhập khẩu chính rơi vào ảm đạm.
Đồng thời, đồng tiền của một số nước nhập khẩu chủ lực như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, mất giá mạnh dẫn đến giá nhập khẩu giảm, trong khi đó, đồng tiền của các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador…, mất giá tới 20-30% còn Việt Nam cơ bản vẫn giữ giá đồng tiền, cho nên dẫn đến hiệu quả cạnh tranh kém hơn.
Ngoài ra, nguồn cung tôm từ các nước Đông Nam Á được cải thiện do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp được kiểm soát tốt hơn, cho nên các nước nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn nguồn cung hơn.
Do đó, xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 đã sụt giảm mạnh đến 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang ba thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản và EU đều sụt giảm rất mạnh với mức giảm lần lượt là 45%, 19,7% và 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Mường La là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La và có khá nhiều diện tích rừng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với nguồn lâm sản phong phú.

Việc Việt Nam tham gia TPP mở ra nhiều vận hội cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên thách thức lớn nhất đòi hỏi DN là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và năng suất lao động.

Tối nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Bộ Canh nông và Đại hội thi đua yêu nước ngành NNPTNT lần thứ IV, Bộ NNPTNT tổ chức lễ tuyên dương các nông dân tiêu biểu xuất sắc; trao giải “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II và danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”.

“Tiêu chí môi trường đã đưa vào tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ngày 14.11.1945, phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì xác định: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp. Muốn giải quyết vấn đề canh nông cả về phương diện xã hội, cả về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan điều hành.