Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ

Bụ thể, VASEP dự báo trong quí 4-2015 kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 20-25% so với cùng kỳ.
Nếu con số này là chính xác, thì tổng kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này của năm 2015 chỉ đạt hơn 2,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, quí 1 đạt 573,9 triệu đô la Mỹ, quí 2 và 3 lần lượt đạt 716,2 và 840,8 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, so với với mức xấp xỉ 4 tỉ đô la Mỹ là tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014, thì xuất khẩu năm 2015 sẽ giảm tổng cộng đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ.
Trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, đưa ra con số dự báo xuất khẩu tôm năm 2015 sụt giảm chỉ khoảng 700 triệu đô la Mỹ so với năm 2014.
Dự báo mới này cho thấy tình hình xuất khẩu tôm năm 2015 xấu hơn một số đánh giá được đưa ra trước đó.
Theo đánh giá của VASEP, kinh tế suy yếu đã khiến nhu cầu tiêu thụ ở các nước nhập khẩu chính rơi vào ảm đạm.
Đồng thời, đồng tiền của một số nước nhập khẩu chủ lực như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, mất giá mạnh dẫn đến giá nhập khẩu giảm, trong khi đó, đồng tiền của các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador…, mất giá tới 20-30% còn Việt Nam cơ bản vẫn giữ giá đồng tiền, cho nên dẫn đến hiệu quả cạnh tranh kém hơn.
Ngoài ra, nguồn cung tôm từ các nước Đông Nam Á được cải thiện do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp được kiểm soát tốt hơn, cho nên các nước nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn nguồn cung hơn.
Do đó, xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 đã sụt giảm mạnh đến 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang ba thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản và EU đều sụt giảm rất mạnh với mức giảm lần lượt là 45%, 19,7% và 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng thập niên 1990, con nghêu không biết từ nơi đâu đã xuất hiện tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) nhiều vô số kể. Từ đó, nơi đây đã hình thành, phát triển mạnh nghề nuôi nghêu thương phẩm. Cũng chính nhờ “lộc trời cho” này mà nhiều người dân nơi đây đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu.

Theo số liệu của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, trên cả nước có 9 tỉnh ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc. Hiện tại, bệnh LMLM cũng đã xuất hiện trên đàn gia súc của BR-VT.

Đàn bò sữa TPHCM đã chạm ngưỡng 100.000 con. Con số mà trước đây không ít người cho là không tưởng ở một TP thương mại và dịch vụ hàng đầu cả nước như TPHCM. Nếu như bò sữa được nuôi ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ, thì nuôi bò sữa hàng hóa để bán chỉ mới có khoảng 30 năm trở lại đây.

Hiện nay, ở Sóc Trăng các mô hình nông nghiệp dễ làm, tốn ít chi phí đều rất thu hút nông dân, nhất là những hộ có sẵn đất đai muốn làm thêm các mô hình ngoài trồng lúa. Trong đó nuôi heo rừng rất được bà con quan tâm, nhưng số hộ nuôi chưa nhiều, vì vẫn còn những khó khăn nhất định.

Ông Hoàng Văn Vọng ở xã Điền Hải (Phong Điền - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Lâu rồi bà con mới có vụ lúa hè thu được mùa. Vụ hè thu trước, năng suất bình quân mỗi sào chỉ 2 tạ. Vụ này, gia đình gieo trồng hơn năm sào, mỗi sào đạt 2,7 tạ, cao hơn 0,7 tạ so với vụ hè thu trước”.