Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ

Bụ thể, VASEP dự báo trong quí 4-2015 kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 20-25% so với cùng kỳ.
Nếu con số này là chính xác, thì tổng kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này của năm 2015 chỉ đạt hơn 2,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, quí 1 đạt 573,9 triệu đô la Mỹ, quí 2 và 3 lần lượt đạt 716,2 và 840,8 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, so với với mức xấp xỉ 4 tỉ đô la Mỹ là tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014, thì xuất khẩu năm 2015 sẽ giảm tổng cộng đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ.
Trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, đưa ra con số dự báo xuất khẩu tôm năm 2015 sụt giảm chỉ khoảng 700 triệu đô la Mỹ so với năm 2014.
Dự báo mới này cho thấy tình hình xuất khẩu tôm năm 2015 xấu hơn một số đánh giá được đưa ra trước đó.
Theo đánh giá của VASEP, kinh tế suy yếu đã khiến nhu cầu tiêu thụ ở các nước nhập khẩu chính rơi vào ảm đạm.
Đồng thời, đồng tiền của một số nước nhập khẩu chủ lực như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, mất giá mạnh dẫn đến giá nhập khẩu giảm, trong khi đó, đồng tiền của các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador…, mất giá tới 20-30% còn Việt Nam cơ bản vẫn giữ giá đồng tiền, cho nên dẫn đến hiệu quả cạnh tranh kém hơn.
Ngoài ra, nguồn cung tôm từ các nước Đông Nam Á được cải thiện do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp được kiểm soát tốt hơn, cho nên các nước nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn nguồn cung hơn.
Do đó, xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 đã sụt giảm mạnh đến 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang ba thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản và EU đều sụt giảm rất mạnh với mức giảm lần lượt là 45%, 19,7% và 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.

Cá chình là một trong những đối tượng nuôi được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế khá cao, hiện đang được các nước đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sau thời gian khá dài bị cơ quan chức năng truy quét, xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh Khánh Hòa, tình trạng đặt bẫy nhử tôm hùm con ở khu vực biển ven bờ thuộc vịnh Nha Trang có dấu hiệu chìm lắng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, do nguồn tôm hùm giống khan hiếm, giá cả tăng cao nên không ít người đã quay lại làm nghề này trong khu vực cấm…