Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 đã được Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 4.11, tại Bến Tre.
Theo báo cáo tại hội nghị, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2014 ước khoảng 685.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 95.000 ha tôm chân trắng), sản lượng ước đạt 660.000 tấn, tăng 20,4% so với năm 2013; trong đó sản lượng tôm chân trắng khoảng 400.000 tấn, tăng 45,3% so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm ước khoảng 3,8 tỉ USD. Khu vực đồng bằng Nam bộ chiếm 93% diện tích và trên 84% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước; trong khi miền Trung (tương ứng) là 3,5% và 12,4%.
Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.
Bộ NN-PTNT xác định chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2015 là nâng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước lên 700.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 110.000 ha tôm chân trắng) với mục tiêu đạt sản lượng thu hoạch 700.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 420.000 tấn tôm chân trắng).
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 650 ha mãng cầu Xiêm tập trung tại các xã Tân Phú, Phú Thạnh…. Hơn 1 tuần nay, giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh, người trồng thêm phấn khởi.

Từng rất thành công với mô hình trồng táo Đài Loan, gần 3 năm nay, ông Lê Văn Là ở ấp Mắc Miễu, xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tiếp tục trồng xen cây đu đủ Đài Loan trong vườn táo với phương châm không để lãng phí diện tích đất, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

Trung bình, mỗi hộ dân trồng xoài tại Đồng Tháp thu về khoảng 186 triệu đồng/năm, với lợi nhuận khoảng 105 triệu đồng/hộ/năm.

Làm nông bây giờ, mỗi hộ tự chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả kinh tế lâu dài đã khó; làm ra sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, có thương hiệu, đầu ra ổn định lại càng khó hơn. Vậy mà ở huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), gia đình anh em nhà họ Dương đã làm được điều tưởng chừng rất khó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là anh em anh Dương Nhục Sáng và Dương Mã Dưỡng, ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân.

Đầu năm 2015, giá 1 con bò sữa cái tơ 15 tháng tuổi còn đứng giá từ 30-35 triệu đồng, nhưng đến nay giảm chỉ còn 20-22 triệu đồng. Có chăng người chăn nuôi đã hết mặn mà đầu tư phát triển bò sữa?