Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 đã được Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 4.11, tại Bến Tre.
Theo báo cáo tại hội nghị, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2014 ước khoảng 685.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 95.000 ha tôm chân trắng), sản lượng ước đạt 660.000 tấn, tăng 20,4% so với năm 2013; trong đó sản lượng tôm chân trắng khoảng 400.000 tấn, tăng 45,3% so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm ước khoảng 3,8 tỉ USD. Khu vực đồng bằng Nam bộ chiếm 93% diện tích và trên 84% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước; trong khi miền Trung (tương ứng) là 3,5% và 12,4%.
Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.
Bộ NN-PTNT xác định chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2015 là nâng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước lên 700.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 110.000 ha tôm chân trắng) với mục tiêu đạt sản lượng thu hoạch 700.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 420.000 tấn tôm chân trắng).
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.

Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể - Bắc Kạn).

Chuyên gia về chè đã bóc mẽ sự mập mờ, lừa dối người tiêu dùng của công ty URC Việt Nam trong việc thông tin nguồn gốc sản giống chè làm nguyên liệu chế biến trà xanh C2 Ô Long.

Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.