Xuất khẩu tôm cần tìm kiếm thị trường thay thế

Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam đạt 798 triệu USD, giảm 28,1% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó XK sang hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh như sang Mỹ giảm 55,8%, sang Nhật Bản giảm 27,6%.
Giá tôm trên thị trường Mỹ, đặc biệt là tôm chân trắng giảm khiến XK tôm Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh. Thống kê nhập khẩu (NK) tôm vào Mỹ 2 tháng đầu năm cho thấy NK tôm vào thị trường này chỉ tăng 5% về khối lượng nhưng giá trị giảm tới 11%. Giá TB tôm NK vào Mỹ giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 3/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 116,3 triệu USD, giảm hơn nửa so với 263,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm lớn thứ 3 sang Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ.
Trong 3 tháng cuối năm 2014, giá trung bình tôm nhập khẩu vào Mỹ đạt 12 USD/kg, đã giảm xuống còn 11 USD/kg vào tháng 1/2015 và giảm xuống còn 10 USD/kg trong tháng 2/2015. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nhà XK chú ý hơn thị trường Mỹ. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà NK Mỹ “ép giá” tôm Việt Nam nhưng giá tôm Việt Nam vẫn cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, đồng yên mất giá so với USD trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm mạnh trong năm 2014 và tiếp tục xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2015, XK tôm sang Nhật Bản chỉ đạt 103,7 triệu USD, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái khiến nước này rơi xuống vị trí thứ 3 về NK tôm Việt Nam.
VASEP cho biết, năm 2015 được đánh giá sẽ là một năm nhiều khó khăn cho ngành tôm Việt Nam bởi nguồn cung cải thiện hơn khi Thái Lan đang khắc phục tốt hậu quả của đại dịch EMS (Hội chứng tôm chết sớm). Giá tôm tăng mạnh trong suốt 2 năm qua do nguồn cung thiếu hụt đã bắt đầu giảm và được dự báo là sẽ duy trì xu hướng giảm trong suốt năm nay. Tìm kiếm thị trường thay thế thay vì tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ hay Nhật Bản là giải pháp các DN Việt Nam nên cân nhắc cho XK tôm trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.

Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.