Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Tôm Bangladesh Sang Mỹ Giảm Mạnh

Xuất Khẩu Tôm Bangladesh Sang Mỹ Giảm Mạnh
Ngày đăng: 13/09/2014

XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm gần một nửa so với cùng kỳ mấy năm qua mặc dù tổng XK năm ngoái của nước này đạt mức cao kỷ lục và một phần nhờ đẩy mạnh XK tôm sang EU.

Theo cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu, có một số nguyên nhân khiến XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm trong khi XK sang EU lại tăng.

Một số nhà XK chính như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ đã cạnh tranh tốt hơn với Bangladesh về giá tôm kể từ đầu năm 2010 nhờ phát triển nuôi tôm chân trắng.

Tuy nhiên, một số nước đã phải đối mặt với sản lượng sụt giảm do dịch bệnh cùng với bão lũ khiến nguồn cung tôm toàn cầu giảm. Bangladesh đã nhanh chóng bù đắp nguồn cung, đặc biệt là trên thị trường EU và giá bán tôm của nước này đã tăng đáng kể, từ 20-30%.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thực phẩm Đông lạnh Bangladesh, vấn đề lớn nhất của ngành tôm hiện nay chỉ là sản lượng bình quân trên mỗi hectare đạt thấp. Theo cách nuôi truyền thống ở nước này, sản lượng thu được chỉ đạt từ 300 – 350 kg/ha trong khi đó sản lượng trung bình của Thái Lan là 6.000 – 7000 kg/ha.

Ngoài ra, Mỹ hiện đang gia tăng NK tôm chân trắng giá rẻ từ các nguồn cung  truyền thống như Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Do vậy, tôm Bangladesh khó giành được nhiều thị phần trên thị trường tôm Mỹ.

Thêm vào đó, khách hàng EU chấp nhận trả giá cao hơn cho tôm Bangladesh vì vậy EU trở thành thị trường ưu tiên của nước này. XK tôm sang Mỹ giảm từ 110 triệu USD năm 2008 – 09 xuống còn 55 triệu USD năm 2013-14.

Trong khi đó, XK sang Bỉ tăng gấp đôi lên 107 triệu năm 2013-14, và sang Anh đạt 105 triệu USD. XK sang các nước Châu Âu khác như Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và Pháp cũng tăng mạnh và lần lượt đạt 85 triệu USD, 44 triệu USD và 19 triệu USD. XK sang Nhật Bản và Arập Xê Út cũng tăng tới 19 triệu USD và 10 triệu USD. 

Mặc dù XK sang Mỹ giảm nhưng ngành tôm của Bangladesh có thị phần tốt hơn trên thị trường toàn cầu.

Sản lượng thấp là một trở ngại lớn cho XK tôm của nước này. Năng lực chế biến của ngành tôm đạt 350.000 tấn tuy nhiên hiện nay Bangladesh mới sản xuất 60.000 tấn.

Bangladesh vẫn chưa cho phép nuôi tôm chân trắng do lo ngại dịch bệnh và môi trường không phù hợp. Nước này đã thực hiện dự án cải thiện nuôi tôm sú bằng cách chuyển sang mô hình nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến với hy vọng sẽ tăng sản lượng tôm sú lên 4.500 kg/ha cho mô hình bán thâm canh và 1.500 kg/ha cho mô hình quảng canh cải tiến.


Có thể bạn quan tâm

Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ

Ngày 18-6, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu 2013, đơn vị được phân bổ thu mua 33.000 tấn quy gạo, bao gồm chỉ tiêu của VFA giao là 24.000 tấn; Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao 9.000 tấn.

19/06/2013
Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.

19/06/2013
Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm

Dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ có rất nhiều vùng nuôi tôm hùm, sú, thẻ chân trắng. Trước đây, ở những làng nuôi tôm này có không ít người trở thành tỷ phú, vậy mà bây giờ họ thành "chúa Chổm".

20/06/2013
Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

20/06/2013
Trồng Khoai Môn Sáp Thái Lan Cho Thu Nhập Cao Trồng Khoai Môn Sáp Thái Lan Cho Thu Nhập Cao

Nông dân Mai Văn Nên trồng 12 công khoai môn sáp Thái Lan ở khu vực Tà Lọt sau lưng núi Cấm, xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) đạt hiệu quả cao. Ông Nên cho biết, khoai môn sáp Thái Lan được mua giống từ Campuchia, sau 6 tháng trồng cho thu hoạch.

20/06/2013