Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Tôm Bangladesh Sang Mỹ Giảm Mạnh

Xuất Khẩu Tôm Bangladesh Sang Mỹ Giảm Mạnh
Ngày đăng: 13/09/2014

XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm gần một nửa so với cùng kỳ mấy năm qua mặc dù tổng XK năm ngoái của nước này đạt mức cao kỷ lục và một phần nhờ đẩy mạnh XK tôm sang EU.

Theo cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu, có một số nguyên nhân khiến XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm trong khi XK sang EU lại tăng.

Một số nhà XK chính như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ đã cạnh tranh tốt hơn với Bangladesh về giá tôm kể từ đầu năm 2010 nhờ phát triển nuôi tôm chân trắng.

Tuy nhiên, một số nước đã phải đối mặt với sản lượng sụt giảm do dịch bệnh cùng với bão lũ khiến nguồn cung tôm toàn cầu giảm. Bangladesh đã nhanh chóng bù đắp nguồn cung, đặc biệt là trên thị trường EU và giá bán tôm của nước này đã tăng đáng kể, từ 20-30%.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thực phẩm Đông lạnh Bangladesh, vấn đề lớn nhất của ngành tôm hiện nay chỉ là sản lượng bình quân trên mỗi hectare đạt thấp. Theo cách nuôi truyền thống ở nước này, sản lượng thu được chỉ đạt từ 300 – 350 kg/ha trong khi đó sản lượng trung bình của Thái Lan là 6.000 – 7000 kg/ha.

Ngoài ra, Mỹ hiện đang gia tăng NK tôm chân trắng giá rẻ từ các nguồn cung  truyền thống như Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Do vậy, tôm Bangladesh khó giành được nhiều thị phần trên thị trường tôm Mỹ.

Thêm vào đó, khách hàng EU chấp nhận trả giá cao hơn cho tôm Bangladesh vì vậy EU trở thành thị trường ưu tiên của nước này. XK tôm sang Mỹ giảm từ 110 triệu USD năm 2008 – 09 xuống còn 55 triệu USD năm 2013-14.

Trong khi đó, XK sang Bỉ tăng gấp đôi lên 107 triệu năm 2013-14, và sang Anh đạt 105 triệu USD. XK sang các nước Châu Âu khác như Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và Pháp cũng tăng mạnh và lần lượt đạt 85 triệu USD, 44 triệu USD và 19 triệu USD. XK sang Nhật Bản và Arập Xê Út cũng tăng tới 19 triệu USD và 10 triệu USD. 

Mặc dù XK sang Mỹ giảm nhưng ngành tôm của Bangladesh có thị phần tốt hơn trên thị trường toàn cầu.

Sản lượng thấp là một trở ngại lớn cho XK tôm của nước này. Năng lực chế biến của ngành tôm đạt 350.000 tấn tuy nhiên hiện nay Bangladesh mới sản xuất 60.000 tấn.

Bangladesh vẫn chưa cho phép nuôi tôm chân trắng do lo ngại dịch bệnh và môi trường không phù hợp. Nước này đã thực hiện dự án cải thiện nuôi tôm sú bằng cách chuyển sang mô hình nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến với hy vọng sẽ tăng sản lượng tôm sú lên 4.500 kg/ha cho mô hình bán thâm canh và 1.500 kg/ha cho mô hình quảng canh cải tiến.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng Phát hiện 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng

Ngày 7/7/2015, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã đến vườn nhãn của ông Tô Văn Bảy (ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ) để nghiên cứu về 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh chổi rồng.

09/07/2015
Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có thêm 105 ha thanh long được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có thêm 105 ha thanh long được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

6 tháng đầu năm 2015, toàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) có 105 ha thanh long được cấp mới chứng nhận VietGAP, tái cấp 373 ha, nâng diện tích thanh long có chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện là 3.648 ha, đạt 91,2% so với chỉ tiêu tỉnh giao.

09/07/2015
Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng

Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.

09/07/2015
Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

10/07/2015
ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm! ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

10/07/2015