Xuất khẩu thủy sản vươn xa

Nhiều doanh nghiệp còn khẳng định được thương hiệu trên thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất của cả nước.
Điển hình như Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững (TX.Giá Rai) - doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng đầu tỉnh Bạc Liêu.
Năm 2010, doanh số của công ty chỉ đạt hơn 35 triệu USD, đến năm 2014 đã tăng lên 130 triệu USD, dự kiến năm 2015 sẽ đạt 170 triệu USD.
Công ty đang xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững II với công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm, và khi đưa nhà máy vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ đạt trên 200 triệu USD.
Cùng với doanh nghiệp Âu Vững, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khác cũng không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, liên kết với nông dân.
Đơn cử như các doanh nghiệp: Thiên Phú, Minh Bạch, Trang Khanh…
Sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh tăng nhanh và vượt chỉ tiêu đề ra, từ 219 triệu USD năm 2010, tăng lên 447,5 triệu USD vào năm 2015 (so với chỉ tiêu là 380 triệu USD).
Cùng với sự nhạy bén, nắm bắt thị trường của doanh nghiệp, phải ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành và các địa phương đối với doanh nghiệp.
Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 13 về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân và nêu cao khẩu hiệu “đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Điều đó đã được chứng minh ở sự chia sẻ khó khăn và thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Đó là làm tốt vai trò cầu nối trong việc liên kết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; hay thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, miễn, giảm, gia hạn nộp thuế; giúp doanh nghiệp xúc tiến thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu...
Sự hỗ trợ này đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đến nay, toàn tỉnh có 33 cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư công nghệ chế biến hiện đại với tổng công suất chế biến 100.000 tấn/năm, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho trên 10.000 lao động.
Giai đoạn 2015 - 2020, Bạc Liêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 785 triệu USD.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ và xuất khẩu theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng gắn với phát triển bền vững...
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.

Trước thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1 có khả năng bùng phát và lây lan nhanh, cùng với đó, vi rút cúm H7N9, người tiêu dùng e ngại khi mua gia cầm và thịt gia cầm tại các chợ. Nhiều bà nội trợ ưu tiên chọn mua hàng tại chợ thực phẩm tươi sống Lifsap hoặc các vùng chăn nuôi an toàn.

Theo đó, kết quả điều tra 146 hộ trồng cà phê có hội chứng vàng lá tại các khu vực Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc của Lâm Đồng cho thấy: 93,8% hộ nông dân tự sản xuất giống để trồng, 5,8% mua ngoài thị trường và chỉ có 0,4% mua giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín.

Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) đã chuẩn bị gần 10 vạn cây giống nuôi cấy mô, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước, đáp ứng nhu cầu xuống giống vụ xuân.

Do làm tốt công tác kiểm dịch, bảo đảm an toàn cho vật nuôi nên thời điểm này, người chăn nuôi ở Bắc Giang tiêu thụ gia cầm dễ dàng hơn.