Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Sau đợt hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long do Bộ Nông nghiệp & PTNT phát động từ ngày 25/11/2014. Tiếp đó, UBND tỉnh phát động và thực hiện đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long đến 30/3/2015.
Nhờ vậy, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu giảm rõ rệt, trong tháng 9/2014, diện tích thanh long nhiễm đốm nâu là 12.870 ha thì đến ngày 11/5/2015, diện tích nhiễm nặng và trung bình không còn, diện tích nhiễm nhẹ 308,2 ha. Tuy nhiên, bước vào mùa mưa năm 2015, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng nhanh chóng, đến tháng 6/2015, đã có 2.582 ha bị nhiễm, chủ yếu mức độ nhẹ và trung bình, tập trung ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, La Gi, Bắc Bình...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT đã nghe một số ý kiến của các hộ nông dân, các nhà khoa học về quá trình bùng phát dịch bệnh đốm nâu, những khó khăn trong quá trình triển khai... Ông Lê Quốc Doanh đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của địa phương trong quá trình phòng chống, đối phó dịch bệnh, về hướng tới đề nghị cần phải kiên trì, đối phó bằng nhiều biện pháp tổng hợp, lâu dài. Đặc biệt, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân về quy trình phòng chống đốm nâu, nâng cao nhận thức của bà con trong phòng chống bệnh. Ông Lê Quốc Doanh chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, cùng các viện tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng đảm bảo hiệu quả, dễ thực hiện...
Có thể bạn quan tâm

Sáng 5/11, tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, thuộc VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổ chức Động vật châu Á cắt băng khánh thành bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.

Triển lãm do Cty Cổ phần Quảng cáo & Hội chợ Thương mại kết hợp với Cty Triển lãm Quốc tế Chan Chao (Đài Loan), Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Cty Thương mại và Dịch vụ Tiếp thị Yorkers (Hồng Kông), Cty Tổ chức Triển lãm Quảng Châu Mass phối hợp cùng tổ chức.

Tổng sản lượng tôm 10 tháng đầu năm ước đạt 6.000 tấn (bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú), bằng 92% so với năm 2013. Theo ông Tạ Quang Sáng, Trưởng phòng Quản lý giống và nuôi trồng thủy sản của chi cục thì nguyên nhân dẫn đến giảm sút nói trên là do thời tiết thay đổi thất thường, bệnh trên tôm xảy ra sớm và vẫn gây thiệt hại ở mức độ nhất định.

Đây là hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ MDEC Sóc Trăng 2014, thu hút 700 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự.

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.