Xuất khẩu thủy sản tại nhiều thị trường giảm mạnh

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 311 triệu USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Nhật Bản giảm 10,8%, Hàn Quốc giảm 13,3%, châu Âu giảm 34,7%, Hoa Kỳ giảm 35,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm tỷ giá đồng Eur so với USD (giảm 20% - 25%) và yên Nhật so với USD, dẫn tới hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này trở nên đắt hơn, giảm khả năng cạnh tranh. Giá xuất khẩu cá tra, một trong những loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, gần như chạm đáy, nay lại tiếp tục giảm giá.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang phải chịu áp lực từ thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với tôm và cá tra ở mức cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng thủy sản của Việt Nam (nhất là mặt hàng tôm, chiếm tỷ trọng 40% trong kim ngạch xuất khẩu) sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hàn Quốc khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Theo đó, mặt hàng tôm sẽ được miễn hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn cho năm đầu tiên và sẽ tăng lên 15.000 tấn trong 5 năm tiếp theo.
Được biết, hiện tại Hàn Quốc chỉ miễn hạn ngạch thuế quan 5.000 tấn cho các nước ASEAN theo Hiệp định AKFTA, trong đó mỗi năm Việt Nam tận dụng được 2.500 tấn miễn thuế quan.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.