Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Gặp Khó Với Quy Định Của Mỹ

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu đối với dự thảo thanh tra thủy sản của Mỹ, nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng, có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá và chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam đều phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra nhập khẩu vào thị trường này.
Tại Hội nghị tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM, ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ chú ý theo dõi dự thảo.
Ông Nhân cho biết Việt Nam sẽ phải mất từ 5 tới 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản Mỹ trước khi có thể nối lại xuất khẩu vào Mỹ. Nói cách khác, thủy sản Việt Nam sẽ không có cơ hội cho thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Theo Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự thảo quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ nhằm thực hiện Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Mỹ.
Theo nhận định của Vụ hợp tác quốc tế, các quy định mới nằm dưới dạng dự thảo có nhiều khả năng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, do vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và góp ý cho các dự thảo trên. Dự thảo được thông báo rộng rãi đến các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam. Thời gian để Việt Nam và các nước khác góp ý sửa đổi những bất hợp lý trong nội dung là trước ngày 27-1- 2014.
Theo Vụ hợp tác quốc tế, hai dự thảo quan trọng nhất là Quy định về chương trình thanh/kiểm tra các nhà cung cấp nước ngoài trong đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ trách nhiệm xác định các nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm của Mỹ bao gồm cả việc thanh tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu và kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, soát xét các hồ sơ an toàn thực phẩm của nhà cung cấp.
Quy định về chương trình tự nguyện cho phép công nhận thanh tra của bên thứ 3 (các cơ quan chứng nhận) có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra sự phù hợp và cấp chứng nhận cho các cơ sở sản xuất ngoại quốc và các sản phẩm thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 134 nước cung cấp thủy sản cho thị trường này, chiếm 5,7% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1997, Nông trường Lam Sơn (nay là Cty TNHH MTV Lam Sơn, gọi tắt là Cty Lam Sơn) đầu tư trồng hàng trăm ha cao su tại huyện miền núi Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nay cây cao su đã 15 năm tuổi song lượng mủ chỉ lèo tèo thu vài ba cân/ha/ngày khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Cty với hộ dân.

Sau 4 năm bắt tay xây dựng mô hình nuôi cá sấu, “lão nông” Đỗ Việt Tiến mang trong mình dòng máu người lính đã trở thành tỷ phú và từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương, trở thành gương điển trong phát triển mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng (VAC) của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiệp hội Cao su VN vừa cho biết, giá cao su XK hiện đang ở mức cao đạt 3.700– 3.750 USD/tấn, tăng khoảng 500 USD so với đầu tháng 1/2012.

Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Theo Đông y, các bộ phận trên cây lựu như vỏ cây, hoa, quả..đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Liên tiếp 3 năm qua người làm muối tỉnh Khánh Hoà bị mất mùa, mất giá thê thảm khiến cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bước vào vụ sản xuất muối năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan do thời tiết liên tục có mưa.