Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Gặp Khó Với Quy Định Của Mỹ

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của doanh nghiệp xuất khẩu đối với dự thảo thanh tra thủy sản của Mỹ, nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này.
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo là quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng, có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá và chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam đều phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra nhập khẩu vào thị trường này.
Tại Hội nghị tham tán thương mại do Bộ Công Thương tổ chức tại TPHCM, ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng đã cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ chú ý theo dõi dự thảo.
Ông Nhân cho biết Việt Nam sẽ phải mất từ 5 tới 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đương với những nhà nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản Mỹ trước khi có thể nối lại xuất khẩu vào Mỹ. Nói cách khác, thủy sản Việt Nam sẽ không có cơ hội cho thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Theo Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự thảo quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ nhằm thực hiện Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Mỹ.
Theo nhận định của Vụ hợp tác quốc tế, các quy định mới nằm dưới dạng dự thảo có nhiều khả năng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, do vậy các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và góp ý cho các dự thảo trên. Dự thảo được thông báo rộng rãi đến các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam. Thời gian để Việt Nam và các nước khác góp ý sửa đổi những bất hợp lý trong nội dung là trước ngày 27-1- 2014.
Theo Vụ hợp tác quốc tế, hai dự thảo quan trọng nhất là Quy định về chương trình thanh/kiểm tra các nhà cung cấp nước ngoài trong đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ trách nhiệm xác định các nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm của Mỹ bao gồm cả việc thanh tra cơ sở sản xuất, lấy mẫu và kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, soát xét các hồ sơ an toàn thực phẩm của nhà cung cấp.
Quy định về chương trình tự nguyện cho phép công nhận thanh tra của bên thứ 3 (các cơ quan chứng nhận) có thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra sự phù hợp và cấp chứng nhận cho các cơ sở sản xuất ngoại quốc và các sản phẩm thực phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 134 nước cung cấp thủy sản cho thị trường này, chiếm 5,7% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).