Xuất Khẩu Thủy Sản Của Cần Thơ Sẽ Tăng Mạnh Vào Cuối Năm

Trong khi xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ những tháng cuối năm nay tiếp tục gặp khó khăn thì xuất khẩu thủy sản lại có mức tăng trưởng mạnh.
Dự báo đến cuối năm nay, giá trị xuất khẩu thủy sản của Cần Thơ có khả năng tăng gần 20% so với năm ngoái.
Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.
Dự kiến từ nay đến cuối năm xuất khẩu thủy sản tiếp tục sẽ tăng mạnh do Cần Thơ vừa có doanh nghiệp thủy sản (Công ty Hiệp Thanh) được thị trường Nga chấp nhận nhập khẩu thủy sản vào thị trường này. Cần Thơ đang cố gắng xuất khẩu mạnh vào thị trường Nga trong thời gian tới.
Ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết thêm, hiện bình quân mỗi tháng Cần Thơ xuất khẩu trên 90 triệu USD hàng hóa, trong đó riêng thủy sản chiếm trên 47%. Vào mùa Đông, các nước nhập khẩu nhập nhiều hàng thủy sản để trữ đông.
Ngoài thị trường truyền thống là EU và Mỹ có mức tăng trưởng bình thường, Cần Thơ có thêm thị trường mới là Nga do thị trường này không nhập khẩu thủy sản từ các nước EU mà tăng cường nhập hàng hóa từ các nước châu Á.
Ngoài ra, thị trường Nhật Bản gần đây đã nới lỏng hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm gấp hàng chục lần so với trước kia nên đây cũng là cơ hội lớn cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là sản phẩm cá da trơn và tôm.
Đặc biệt, năm nay giá trị thủy sản xuất khẩu tăng mạnh do thị trường Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu sản lượng tôm của Việt Nam.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá trị xuất khẩu thủy sản tăng giúp bù đắp rất đáng kể cho sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đang giảm mạnh và giữ được kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm tăng từ 90,6 triệu USD trong tháng Sáu lên 96 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.
Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ đạt 914 triệu USD, dự kiến đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên dưới 1,3 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng có diện tích trồng mía hàng năm khoảng 12.000 ha- đây là vùng trọng điểm mía ở đồng băng Sông Cửu Long. Tuy vậy, thời gian qua người trồng mía luôn đối mặt với những khó khăn về thị trường, giá mía thương phẩm có xu hướng giảm.

Đầu ra gặp khó khăn dẫn đến đường tồn kho tăng cao là vấn đề mà nhiều nhà máy đường tại khu vực Nam Trung Bộ gặp phải lúc này.

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.

Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng tại thị trường trong nước cũng như thế giới cũng tiếp tục tăng cao. Hiện giá tôm thẻ loại 100 con/kg tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… từ 113.000 - 115.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá tôm thẻ loại lớn, từ 60 - 70 con/kg cũng có giá từ 143.000 - 150.000 đồng/kg.

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.