Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.
Đơn giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2013 đạt 707,41 USD/tấn, tăng 26% so cùng kỳ 2012 (561,28 USD/tấn), riêng đơn giá xuất khẩu vào Thái Lan giảm (chỉ bằng 61,19% so cùng kỳ năm 2012). So cùng kỳ 2012, thanh long xuất khẩu chính ngạch giảm 31,13% về số lượng và 13,18% về giá trị; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 37% về lượng và 21% về giá trị; thị trường Indonesia giảm 35,8% về lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị, Thái Lan tăng 3,5 lần về lượng và 2,2 lần về giá trị; Singapore giảm 48,6% về lượng nhưng chỉ giảm 1% về giá trị; UAE giảm 19,3% về lượng nhưng tăng 62,3% về giá trị.
Hiện có nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng thanh long trên diện tích lớn tại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Dự báo trong khoảng vài năm tới, lượng thanh long sản xuất tại Trung Quốc đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và sẽ hướng đến xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ cũng đã và đang phát triển thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Đắk Sắk (Đắk Mil) hỏi ông Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3 thì ai cũng biết. Trong câu chuyện với chúng tôi vào một buổi chiều cuối tháng Chín, ông bộc bạch: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là tinh thần lao động và tình yêu thương con người của Bác, đã thôi thúc, hun đúc cho tôi ý chí vươn lên và sau này có điều kiện giúp đỡ mọi người khó khăn hơn mình.

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014