Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.
Đơn giá xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2013 đạt 707,41 USD/tấn, tăng 26% so cùng kỳ 2012 (561,28 USD/tấn), riêng đơn giá xuất khẩu vào Thái Lan giảm (chỉ bằng 61,19% so cùng kỳ năm 2012). So cùng kỳ 2012, thanh long xuất khẩu chính ngạch giảm 31,13% về số lượng và 13,18% về giá trị; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 37% về lượng và 21% về giá trị; thị trường Indonesia giảm 35,8% về lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị, Thái Lan tăng 3,5 lần về lượng và 2,2 lần về giá trị; Singapore giảm 48,6% về lượng nhưng chỉ giảm 1% về giá trị; UAE giảm 19,3% về lượng nhưng tăng 62,3% về giá trị.
Hiện có nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng thanh long trên diện tích lớn tại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Dự báo trong khoảng vài năm tới, lượng thanh long sản xuất tại Trung Quốc đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và sẽ hướng đến xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ cũng đã và đang phát triển thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.

Chi phí đầu tư thấp, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, được hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra… đó là những gì mà mô hình trồng nấm linh chi của Công ty TNHH MTV Hưng Lợi đã và đang mang đến cho bà con trong thời gian qua.