Xuất Khẩu Sang Mỹ Vững Luật Thì Không Thiệt

Giám đốc Công ty luật Baker&McKenzie Fred Burke cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản.
Đây là một trong những khuyến nghị cụ thể cho lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam dự hội thảo “Nhận diện rủi ro xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa kỳ, EU và phương thức bảo vệ cho nhà lãnh đạo, doanh nghiệp”, ngày 21/8, tại TPHCM.
Đến hết tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 15,86 tỷ USD nhưng gần đây nhiều DN đang phải đối mặt với các vụ kiện thương mại tại thị trường này.
Hàng hóa của Việt Nam bị thu hồi, bị kiện tại thị trường Mỹ phần lớn là không đáp ứng đúng tiêu chí về dư lượng hóa chất, thiết kế sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng…
Để tránh rủi ro, DN cần nắm vững luật pháp Mỹ về các quy định cho hàng hóa nhập khẩu. Những thông tin cung cấp trên bao bì sản phẩm phải chuẩn xác, rõ ràng và nhất thiết phải có ghi chú cảnh báo khi sử dụng.
Ông Bình Nguyễn, Giám đốc khu vực Đông Dương của Fedex, khuyên các DN phải tìm hiểu các thông tin quy định về hàng hóa trên website của Hải quan Hoa Kỳ trước khi xuất hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm, dược phẩm. Bởi nếu để tình trạng hàng bị trả lại DN sẽ phải trả nhiều chi phí cho việc kiểm định, lưu kho, vận chuyển…
Còn ông Fred Burke thì cho rằng trong hợp đồng cung cấp hàng hóa cho đối tác tại thị trường Mỹ, DN nên có sự tham vấn của luật sư về các điều khoản. Khi bị vướng vào vụ kiện, DN phải thể hiện trách nhiệm, hợp tác với cơ quan chức năng, đồng thời nhanh chóng liên hệ luật sư bàn thảo cách thức giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.