Mãng Cầu Vẫn Là Loại Trái Cây Có Giá

Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Điều đó, càng gợi nhớ đến mùa mãng cầu ở Bình Thuận nhiều năm trước đây. Có thể nói, đất ở Bình Thuận đa phần là đất cát pha, đặc biệt thích hợp với mãng cầu ta. Khoảng 20 năm trước, đi bất cứ đâu trong tỉnh cũng gặp mãng cầu. Mãng cầu của các xã: Phong Nẫm, Tiến Lợi… vùng ven Phan Thiết, bao giờ cũng to trái và ngọt dịu, sánh ngang mãng cầu Mương Mán (Hàm Thuận Nam), Tân Bình (La Gi).
Hồi phương tiện đi lại còn khó khăn, những ai đã một lần đi tàu hỏa tại ga Mương Mán, chắc hẳn sẽ không bao giờ quên hình ảnh các chị, các em ngồi dọc trên lối đi của ga bán mãng cầu. Những rổ mãng cầu Mương Mán ngày ấy đã níu chân nhiều khách trong Nam, ngoài Bắc, cũng như nhiều người không ngại mua về làm quà cho người thân vì nó ngọt thanh. Mãng cầu ta ở Bình Thuận nói chung chỉ thật sự teo tóp diện tích trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, khi cây thanh long giúp cho nhiều nông dân làm giàu, hoặc dư dật. Nhiều người đã chặt mãng cầu trồng thanh long.
Tuy vậy, ở một vài nơi, bằng sự tinh tường, nông dân vẫn giữ lại một số vườn mãng cầu và thực hành sản xuất trái vụ. Người nông dân bón phân hữu cơ cho cây vài tháng trước khi Noel hoặc tết đến, cũng như lặt lá (phun thuốc) để kích thích mãng cầu ra trái vào mùa đông thay vì mùa mưa như chính vụ. Một ký mãng cầu bán trong dịp tết từ 40 - 50 ngàn đồng, gấp 3 lần giá chính vụ, vì vậy, thu nhập của người trồng mãng cầu trái vụ thường cao. Hai thôn: Hồ Tôm và Phước Thọ của xã Tân Phước (La Gi) là nơi có khoảng 30 hộ dân chuyên trồng mãng cầu trái vụ.
Trước mỗi cái tết, sau một vụ mãng cầu trái vụ, trừ chi phí, mỗi hộ dân thu trên, dưới 20 triệu đồng/sào. Mới đây, tại Hội chợ trái cây Nam bộ, sức tiêu thụ của mãng cầu vẫn cao. Điều đó chứng tỏ: Chưa lúc nào người dân quên trái mãng cầu. Câu chuyện trồng mãng cầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu là một gợi ý để nông dân Bình Thuận cân nhắc có nên chặt đi các vườn cây ăn trái khác để trồng thanh long, khi mà giá cả thanh long đang bấp bênh, xu hướng cung nhiều hơn cầu?
Có thể bạn quan tâm

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.