Xuất khẩu rơm sang Nhật làm thức ăn gia súc

Đại diện J-BIX cho biết, Nhật Bản đang rất cần nguồn thức ăn tốt, sạch phục vụ ngành chăn nuôi, nhất là cho đàn bò hơn 4 triệu con.
Chỉ riêng nhu cầu nhập khẩu rơm khoảng 220.000 tấn/năm (qua chế biến).
“Với dự án này, J-BIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân”, ông Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIX, cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, nếu được hỗ trợ máy móc thiết bị, tập huấn cho người lao động, Nông trường Sông Hậu đủ khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng vượt 250.000 tấn rơm thành phẩm/năm cho đối tác.
Dự kiến đầu năm tới sẽ có lô hàng đầu tiên xuất sang Nhật Bản.
Nông dân ĐBSCL có lợi lớn hơn qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu này, hạn chế tình trạng đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, phía J-BIX còn xúc tiến dự án hợp tác chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu theo mô hình khép kín.
Dự án chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại.
Hiện J-BIX đang xây dựng kế hoạch trình Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA cho dự án này.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động huyện Bạch Thông đã và đang tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.