Xuất khẩu rơm sang Nhật làm thức ăn gia súc

Đại diện J-BIX cho biết, Nhật Bản đang rất cần nguồn thức ăn tốt, sạch phục vụ ngành chăn nuôi, nhất là cho đàn bò hơn 4 triệu con.
Chỉ riêng nhu cầu nhập khẩu rơm khoảng 220.000 tấn/năm (qua chế biến).
“Với dự án này, J-BIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân”, ông Aoyama, Phó Chủ tịch J-BIX, cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, nếu được hỗ trợ máy móc thiết bị, tập huấn cho người lao động, Nông trường Sông Hậu đủ khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng vượt 250.000 tấn rơm thành phẩm/năm cho đối tác.
Dự kiến đầu năm tới sẽ có lô hàng đầu tiên xuất sang Nhật Bản.
Nông dân ĐBSCL có lợi lớn hơn qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu này, hạn chế tình trạng đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, phía J-BIX còn xúc tiến dự án hợp tác chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu theo mô hình khép kín.
Dự án chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại.
Hiện J-BIX đang xây dựng kế hoạch trình Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA cho dự án này.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.

Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?

“Năm nay, thương lái Trung Quốc đột nhiên thu mua cau sớm và chuộng cau non. Cau non mua được giá, tới 16.000 đồng/kg. Tui mua đem sấy rồi bán đưa sang bên Trung Quốc tiêu thụ. Bây giờ thì giá vậy, nhưng không biết sau này thương lái Trung Quốc có hạ giá xuống không nữa”, bà Nguyễn Thị Kim Ánh - chủ cơ sở thu mua, hấp cau tại Quảng Ngãi - bày tỏ lo lắng.

Phong trào nuôi tôm tự phát, thiếu kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gặp thời tiết nắng mưa bất thường mấy ngày qua đã khiến hàng ngàn hộ nghèo, nhất là những hộ nuôi tôm trên cát tại Bắc miền Trung lao đao vì tôm chết, nợ lần chồng chất.